Nhiều mẹ Nhật bế tắc vì không có nhà trẻ cho con

12/06/2016 - 17:06
Xu hướng phụ nữ Nhật Bản phải từ bỏ công việc khi có con đang ngày càng tăng lên.
Bộ Nội vụ Nhật Bản cho biết, số trẻ em ở Nhật Bản đang được cho là giảm xuống mức thấp kể từ năm 1950 (chỉ còn khoảng 12,7%), nhưng tình trạng trẻ em Nhật bị thiếu nhà trẻ vẫn đang diễn ra một cách khá trầm trọng. Những chủ trương thành lập các cơ sở mẫu giáo chăm sóc trẻ đã được đề ra và thực thi vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.
n-nursery-a-20160330-870x622.jpg
Makiko và Kazuhiko Morohoshi, với con trai 2 tuổi của họ Amane, tham dự một cuộc biểu tình tại Tokyo (2016) phản đối sự thiếu nhà trẻ tại Nhật Bản. Năm 2014, theo thống kê của Bộ Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lượng trẻ phải ở nhà để chờ có nhà mẫu giáo lên tới khoảng 21 ngàn trẻ. Sang đến tháng 4/2015, số lượng trẻ em không được đến nhà trẻ lại tăng lên trên 23 ngàn trẻ (con số này, thậm chí còn được cho là thống kê chưa đầy đủ, thực tế có thể là con số lớn hơn rất nhiều, khoảng 72 ngàn trẻ em trong cả nước). Đặc biệt, hơn 50% trong số những trẻ đang phải đợi nhà trẻ nằm trong độ tuổi từ 0 đến 2 tuổi và hơn 70% tập trung ở các thành phố cấp quốc gia…
Sự thiếu hụt nhà trẻ được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ (có con dưới 2 tuổi) đã và đang phải từ bỏ công việc vì không biết gửi con ở đâu.

Tomoko Mori, sống ở Tokyo, 37 tuổi, năng động và tự tin. Chị từng làm việc cho một tập đoàn khách sạn lớn của Mỹ. Mới đây, chị còn được thăng chức quản lý: "Tôi khá bận rộn nhưng tôi hạnh phúc. Công việc mang lại cho tôi sự tự tin vào bản thân”. Nhưng mới đây chị đã kết hôn và chị nghĩ về việc có con trước tuổi 40. Khi nghĩ đến việc sẽ gửi con ở đâu sau khi sinh thì Mori cảm thấy bế tắc. 

Chị sợ mình sẽ phải từ bỏ công việc: “Không có gì so sánh được với cuộc khủng hoảng nhà trẻ ở Nhật Bản. Nó khiến phụ nữ cảm thấy bị phụ thuộc, không thể tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc trẻ, không cho phép các bà mẹ được tiếp tục với công việc mà họ muốn! Việc tìm kiếm một nhà trẻ ở đất nước này là một quá trình vô cùng bực bội. Hầu hết các bậc cha mẹ phải đến từ 20-40 nhà trẻ để tìm hiểu, đăng ký trước khi họ tìm được một nhà trẻ có chỗ để nhận con mình”.

asian-mother-back-to-work-istock_000006655133xsmall.jpg

Khoảng 70% phụ nữ Nhật Bản đã phải từ bỏ sự nghiệp, công việc của mình sau khi có đứa con đầu tiên của họ!  Khi họ gọi điện, muốn quay trở lại công việc, họ thường hay phải hỏi "Làm thế nào tôi có thể làm công việc này?" kèm với lời giải thích “Tôi đang cho con bú!”.

Thủ tướng Shinzo Abe từng quyết định, phụ nữ là những câu trả lời cho một chiến lược tăng trưởng. Ông đã đề cập đến những chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng lao động và có tham vọng đến năm 2020, sẽ có khoảng 30% phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo… Song, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, việc đầu tư vào các cơ sở chăm sóc trẻ em đã bị ảnh hưởng.
Việc mở thêm nhà trẻ để bao cấp hoàn toàn là cái giá “quá đắt đỏ” đối với chính quyền địa phương. Các đơn vị tư nhân không dám vào cuộc vì việc xây dựng cần chi phí lớn (để trả lương công nhân, duy trì cơ sở, vv…) và tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp.
o-japan-daycare-facebook.jpg
Thủ tướng Abe từng đề xuất nới lỏng chính sách nhập cư để cho phép người lao động nước ngoài làm công việc chăm sóc trẻ em và người già. Phe đối lập, Đảng Dân chủ cũng đề xuất một dự luật để tăng tiền lương của nhân viên nhà trẻ. Bộ Phúc lợi có kế hoạch, đến năm 2017 sẽ tăng cường đầu tư năng lực cho 500 ngàn nhà trẻ…
Tuy nhiên, trong giai đoạn chờ đợi các đề xuất này được thực thi, những vấn đề liên quan đến vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong công việc, kết hôn, sinh con, duy trì lối sống văn hóa truyền thống, sự phân chia công việc trong gia đình đang được cho là không công bằng, vẫn là một vòng luẩn quẩn và khiến nhiều phụ nữ Nhật kiệt sức.

"Nếu bạn không thể làm việc, bạn không thể sống. Nhưng nếu không có nhà trẻ, bạn không thể làm việc và bạn sẽ không muốn có con", một bà mẹ Nhật Bản đã nói như vậy với hãng tin Reuters.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm