Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng

Vân Anh
21/02/2024 - 16:16
Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng

Nhiều món ăn đẹp mắt đang trở thành điểm nhấn trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng.

Được chế biến cầu kỳ, đẹp mắt, những món xôi, bánh bao, thạch rau câu đang trở thành điểm nhấn trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của nhiều gia đình.

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu. Trong tiếng Hán, nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm. Nguyên tiêu dùng để chỉ đêm Rằm đầu tiên trong năm. Ngoài ra, Rằm tháng Giêng còn được gọi là lễ Thượng nguyên.

Với ý nghĩa đó, Rằm tháng Giêng là một dịp lễ lớn đầu năm của nhiều gia đình người Việt. Dịp này, những mâm cỗ chay, cỗ mặn được soạn sửa với lòng thành kính để dâng cúng tổ tiên. Cũng vì vậy, trước Rằm tháng Giêng, nhiều món ăn, vật phẩm phục vụ cho mâm lễ cúng được các nhà cung cấp giới thiệu ra thị trường.

"Bên cạnh những món đồ cúng, mâm cúng theo truyền thống như xôi gà, nem rám, các món tôm, cá hay cỗ chay, bếp chúng tôi còn chuẩn bị đa dạng các món đồ lễ xinh xắn, phục vụ nhu cầu của các gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ, gia đình hiện đại", chị Nguyễn Hồng Anh (Q. Long Biên, Hà Nội) cho biết.

Thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong dịp Rằm tháng Giêng là các món bánh như bánh trôi nước liên hoa, bánh bao đào tiên, bánh bao quả quýt, thạch rau câu tạo hình nghệ thuật, xôi hoa đậu…

Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 1.

Những món xôi, bánh đẹp mắt trở thành điểm nhấn trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của nhiều gia đình.

Chị Hồng Anh chia sẻ thêm: "Những món bánh được tạo hình nghệ thuật rất đẹp mắt, với các sắc màu rực rỡ của mùa xuân như màu hồng, màu đỏ, màu xanh lá... Tất cả nguyên liệu, màu sắc đều sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như bột mì, bột thạch rau câu, màu sắc của gấc, củ dền, lá nếp… nên món ăn còn có hương vị thanh nhẹ, giúp giải ngán sau Tết. Thông thường, khách hàng sẽ đặt theo set từ 5 đến 7 chiếc để tiện cho việc cúng lễ và thưởng thức".

Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 2.
Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 3.
Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 4.

Món bánh bao được tạo hình theo nhiều kiểu dáng khác nhau

Các sản phẩm này được bán với mức giá khá hợp lý, dao động từ 15.000 đồng trở lên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiết kiệm của các gia đình. Trong đó, bánh bao đào tiên có giá từ 60.000-115.000 đồng/set, bánh rau câu hoa sen các vị có giá 120.000 đồng/hộp 6 bánh, chậu hoa sen bằng thạch rau câu có giá 50.000 - 80.000/sản phẩm, set bánh trôi, bánh chay dao động từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng, mẹt bánh phu thê có giá từ 100.000 đồng.

Ngoài ra, còn có các món khác như xôi lễ sắc màu, xôi lễ tạo hình hoa nghệ thuật, chè trôi nước, chè đậu xanh… cũng được bán rộng rãi trong dịp Rằm tháng Giêng.

Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 5.
Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 6.
Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 7.

Món bánh thạch rau câu với các nguyên liệu thanh nhẹ, giúp giải ngán.

Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 8.

Mâm lễ có sự kết hợp của xôi và thạch rau câu

Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 9.
Nhiều món độc đáo, đẹp mắt, giá từ 15.000 đồng được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng- Ảnh 10.

Các món bánh, chè mang đến sự ngọt ngào cho năm mới được nhiều gia đình lựa chọn để đưa vào mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Ngoài ra, điểm nhấn năm nay trên thị trường còn là các mâm lễ kết hợp giữa hoa tươi, trái cây và các món xôi, bánh, có giá từ 400.000 đồng trở lên.

Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại, các vật phẩm, đồ lễ cúng Rằm tháng Giêng được bán rộng rãi tại các điểm bán hàng trực tiếp hay trên "chợ mạng", các sàn thương mại điện tử và giao hàng tận nơi theo yêu cầu.

Trong dịp này, có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm với nhiều mức giá và dịch vụ khác nhau, vì vậy, nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, tin cậy. Nếu đặt hàng online, bạn nên dành thời gian so sánh giá bán và đọc những nhận xét, chia sẻ của khách hàng đánh giá về dịch vụ và chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, cũng cần đặt hàng sớm để có nhiều sự lựa chọn và phục vụ theo đúng yêu cầu của gia đình.

Nên cúng Rằm tháng Giêng 2024 vào giờ nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2024 (15/1 âm lịch), có 3 khung giờ đại cát để tiến hành cúng khấn, dễ được Thần Phật độ trì, gia tiên phù hộ, gồm:

- Giờ Mão (5h-7h) - Giờ Ngọc Đường: Giờ này thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng; tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.

- Giờ Ngọ (11h-13h) - Giờ Tư Mệnh: Giờ này thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn chiếu. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ này được cho là Đại cát, bởi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển.

- Giờ Thân (15h-17h) - Giờ Thanh Long: Giờ này thuộc khung giờ của sao Thiên Ất chiếu, thuận lợi các cho các việc khởi sự, kết hôn, thành gia lập thất.



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm