Theo PGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ bị trớ là một biểu hiện bình thường. Nguyên nhân có thể do khi bé bú, mút phải không khí kẹt trong sữa vào bụng. Và khi không khí thoát lên trên, một phần của sữa sẽ lên theo, thông qua miệng hoặc mũi của bé. Đôi khi trớ còn do bé ăn no quá mức. Hoặc hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng chưa phát triển hoàn chỉnh. Các cơ ở phía dưới thực quản của bé – bộ phận kiểm soát sự ra vào của thức ăn – có thể vẫn chưa quen với nhịp độ làm việc, khiến bé bị trớ sau khi ăn.
Các cha mẹ đừng để bụng của bé bị đè nén. Hãy chắc chắn rằng quần áo và tã của bé không bó bé quá chặt, và đừng để bụng của bé đè lên vai bạn khi bạn cho bé ợ hơi.
Chia sẻ tại chương trình "Để ăn dặm không còn là cuộc chiến” do Bibo Mart tổ chức, PGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương, khuyến cáo các bậc cha mẹ hãy cho em bé ợ hơi sau mỗi lần cho ăn. Cách làm như sau:
Chia sẻ tại chương trình "Để ăn dặm không còn là cuộc chiến” do Bibo Mart tổ chức, PGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương, khuyến cáo các bậc cha mẹ hãy cho em bé ợ hơi sau mỗi lần cho ăn. Cách làm như sau:
Cách 1: Kiểu vỗ thông thường: Bế dựng bé sơ sinh và để đầu bé tựa vào vai bạn. Đỡ mông bé bằng một tay, rồi vỗ hoặc xoa lưng nhịp nhàng. Đừng ngại nếu bạn phải tác động hơi mạnh chút (tất nhiên đừng quá mạnh) bởi nếu bạn làm quá nhẹ, có thể sẽ không có tác dụng giúp đẩy những bong bóng khí thoát lên.
Cách 2: Nằm sấp bụng: Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi bạn (bụng của bé được đặt lên một chân của bạn, còn đầu bé đặt ở chân bên kia). Điều này sẽ tạo áp lực nhẹ nhàng trên bụng của con nhằm giúp đỡ lưu thông khí trong người bé. Vỗ nhẹ hoặc xoa lưng để giúp bé có thể ợ hơi dễ dàng hơn.
Cách 3: Kiểu ngồi “ngai vàng”: Giữ bé sơ sinh trong tư thế ngồi trên đùi của bạn. Rồi đỡ cổ và ngực của con bằng một tay (bé sẽ nghiêng nhẹ về phía trước) trong khi bạn vỗ lưng cho bé.
Tuy nhiên, cha mẹ không được chủ quan khi bé có biểu hiện nôn. Nếu em bé của bạn có vẻ mệt mỏi, có thể bé bị nôn mửa. Trớ thường không làm bé bị mệt. Nôn sẽ thành vòi, bắn ra khắp phòng.
Nôn mửa thường dữ dội hơn trớ và dịch nôn ra thường hiều hơn là một phần của cữ sữa gần nhất của bé. Dịch nôn có màu trắng ngà giống tà phớ. Đấy có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị, trong đó các cơ bắp ở dưới cùng của dạ dày dày lên và ngăn chặn dòng chảy của thức ăn xuống ruột non. Điều này thường xảy ra khi trẻ khoảng 1 tháng tuổi.
Đặc biệt, nếu trẻ nôn ra mật xanh, mật vàng thì cha mẹ phải ngay lập tức đưa con đến viện. Đấy có thể là dấu hiệu của một sự tắc nghẽn trong đường ruột của bé.