pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những cặp đôi sống trong sợ hãi vì bị gia đình "cấm yêu đương"
Ảnh minh họa: Adobe Stock
Bỏ trốn cùng người yêu
Tại làng Jind của Haryana - bang thuộc ở Ấn Độ, một cô gái 19 tuổi bị gia đình nhốt trong nhà. Việc học của cô gái trẻ phải dừng lại để lập gia đình. Người kết hôn với cô là sẽ người do gia đình sắp đặt, cô hoàn toàn không được quyết định. Tuy nhiên, cô đã yêu một người đàn ông khác, người mà gia đình cô sẽ không bao giờ chấp nhận.
Trong khi cô gái là một người thuộc tầng lớp có địa vị trong xã hội, dự định theo học ngành Cử nhân Y khoa thì người yêu cô lại thuộc một tầng lớp thấp và chỉ học đến lớp 12.
Cô gái trẻ giấu tên cho biết: "Chúng tôi đã yêu nhau được gần 4 năm. Tôi và anh ấy quen nhau khi anh ấy học năm cuối ở trường phổ thông, lúc đó là vào năm 2017. Anh ấy là một người khôn ngoan. Gia đình anh ấy cũng rất yêu thương và quan tâm tôi. Tôi yêu và muốn cùng anh ấy sống bên nhau trọn đời".
Trong lúc tình yêu đang chớm nở và hai người đang tập trung lo cho sự nghiệp để có cuộc sống ổn định trong tương lai thì gia đình cô gái biết chuyện tình cảm của cả hai. "Gia đình không cho tôi đi học, kể cả các lớp học online. Cha đã lấy điện thoại của tôi và cấm không cho tôi ra ngoài".
Người yêu cô gái là một thanh niên 20 tuổi, sống ở làng kế bên. Anh cho biết: "Một ngày nọ, cô ấy gọi cho tôi, nói rằng cha mẹ đang có ý định gả cô cho người khác. Đó là lúc chúng tôi quyết định bỏ trốn".
Khi công lý không đứng ra bảo vệ quyền tự do yêu đương
Cặp đôi muốn sống chung cho đến khi chàng trai đến tuổi kết hôn. Nhưng họ lo sợ bị đe dọa đến tính mạng nên đã đến tòa án cấp cao Punjab và Haryana ở Chandigarh để xin được bảo vệ. Tuy nhiên sự việc không được tòa án chấp thuận và cho rằng nếu ban hành lệnh bảo vệ như vậy thì cơ cấu xã hội sẽ bị xáo trộn.
Sau đó, người yêu cô gái chia sẻ: "Chúng tôi luôn sống trong sợ hãi. Việc hủy đơn xin bảo vệ lại càng thêm căng thẳng". Cả hai hiện đang ở ẩn và thường xuyên chuyển đổi địa điểm để không bị bắt.
Nguy cơ giết người vì danh dự
Vishal Mittal, một người ủng hộ câu chuyện của cặp đôi trẻ nói: "Bảo vệ tính mạng và tự do là quyền của mỗi người theo Điều 21 của Hiến pháp. Bất kỳ người nào cũng có thể tìm kiếm sự bảo vệ. Các thẩm phán không nên căn cứ vào mối quan hệ của họ mà nên tập trung đến mục đích bảo vệ".
Một người khác cũng nói: "Các thẩm phán phải tuân theo quy định được viết trong Hiến pháp. Nhưng thường thì định kiến cá nhân và luật lệ của xã hội đã ảnh hưởng đến sự phán xét của thẩm phán".
Sarvesh Kumar, người đại diện cho một cặp đôi khác trong trường hợp tương tự ở vùng nông thôn Punjab, nói rằng mỗi ngày có khoảng 40 đơn yêu cầu như vậy được đưa lên tòa án tối cao.
Thân chủ của Kumar là Arshdeep Kaur và Gurpinder Singh, đều 24 tuổi, họ yêu nhau được hai năm. Singh làm công việc tự do, còn gia đình Kaur muốn cô lấy một người chồng làm trong cơ quan nhà nước. "Tôi đã cố gắng thuyết phục gia đình nhưng họ quá cứng nhắc. Tôi không thể sống thiếu anh ấy. Vì vậy chúng tôi đã lên kế hoạch bỏ trốn", Kaur nói.
Cặp đôi đến Chandigarh và vừa kết hôn vào ngày 24 tháng 5. Điều này đã khiến gia đình cô gái vô cùng kích động. "Gia đình tôi đang đe dọa gia đình của Gurpinder và những người thân của anh ấy. Họ thậm chí còn đưa ra những lời đe dọa chết chóc", Kaur nói.
Kaur cũng khá sợ hãi vì các anh trai và cha của cô đều rất hung dữ. "Họ sẽ giết chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã tìm kiếm sự bảo vệ. Chúng tôi đang sống ẩn náu và tắt hết điện thoại di động", Kaur cho biết. Không khác gì trường hợp trên, lời yêu cầu bảo vệ của họ cũng đã bị tòa án cấp cao bác bỏ với lý do thiếu "thông tin chi tiết cần thiết" về cách thức và phương thức bị cáo buộc đe dọa.
Sarvesh Kumar cũng nêu nhiều trường hợp trong đó các thẩm phán từ chối bảo vệ một số cặp đôi sống chung trước hôn nhân. "Trong một trường hợp nghiêm trọng như cô gái tên Amritsar đã bị giết với lý do bảo vệ danh dự gia đình", luật sư nói.