Những chế tài nghiêm khắc cho tài xế say xỉn ở các nước

25/04/2019 - 19:25
Việc lái xe sau khi dùng chất cồn đều gây nguy hiểm cho chính bản thân người điều khiển xe và những người tham gia giao thông khác. Để ngăn chặn việc này, pháp luật nhiều nước đã quy định những hình phạt vô cùng nghiêm khắc từ phạt tù, cấm lái xe vĩnh viễn, thậm chí tử hình người say rượu lái xe gây tai nạn nghiêm trọng...

Bằng các thực nghiệm khoa học, các chuyên gia nhận thấy, chỉ cần nồng độ cồn đạt 50mg trong 100ml máu, người điều khiển phương tiện giao thông đã không còn khả năng điều khiển chính xác một số động tác khi tham giao thông.

Khi nồng độ cồn bắt đầu vượt ngưỡng từ 50mg trong 100ml máu trở lên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện do hệ thần kinh bị suy giảm khả năng điều phối chính xác.

Nếu nồng độ cồn lên đến 80mg trong 100ml máu trở lên thì người điều khiển phương tiện giao thông có thể rơi vào trạng thái mất tầm kiểm soát và dễ gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Vì vậy, nhiều quốc gia đã đưa ra những chế tài rất nghiêm khắc cho người điều khiển giao thông trong tình trạng say sỉn.
 
Trung Quốc
Ở Trung Quốc đại lục, nếu lái xe bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn từ 80mg/100ml khí thở trở lên sẽ bị khép vào hành vi lái xe trong trạng thái say rượu, bị tạm giữ 15 ngày, tước bằng lái xe và trong 5 năm không được cấp bằng trở lại.
Thậm chí, nếu lái xe say xỉn gây ra tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và suốt đời không được cấp bằng lái xe.
Đối với lái xe uống rượu gây tai nạn giao thông chết người, luật pháp Trung Quốc có thể kết án tử hình. Nếu người điều khiển xe máy bị bắt trong tình trạng say rượu, anh ta vẫn bị coi là phạm tội và đối mặt với bản án ngồi tù 1 - 6 tháng, thậm chí bị cấm lái xe trong 3 năm.
 
phat-nguoi-say-xin-lai-xe-2.jpg
Nghiêm cấm uống rượu khi lái xe

  

Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang cân nhắc đưa ra mức án tử hình đối với những vụ lái xe say xỉn gây tai nạn nghiêm trọng dẫn tới tử vong. Hiện mức án cao nhất với các trường hợp gây tai nạn giao thông chết người trong lúc say xỉn tại Đài Loan là 10 năm tù.
Đề xuất mới cũng sẽ tăng án tù đối với những người liên tục vi phạm - người vi phạm lần 2 trong thời gian 5 năm kể từ mức án đầu tiên sẽ đối mặt với án tù chung thân nếu gây chết người hoặc 12 năm tù nếu gây thương tích nặng cho người khác.
 
Thái Lan
 
Theo Luật Say rượu lái xe sửa đổi của Thái Lan, những tài xế nào đang lưu thông phương tiện trên đường, từ chối việc để cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn sẽ bị coi là say xỉn trong lúc lái xe và bị truy tố ra trước cơ quan pháp luật. Người vi phạm sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng và phải chịu án tù.
 
phat-nguoi-say-xin-lai-xe-1.jpg
Phạt nặng khi nồng độ cồn vượt quá quy định

 

Trường hợp tài xế lái xe ô tô không tuân thủ hiệu lệnh kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, người vi phạm sẽ bị bắt ngay và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Cụ thể, mức phạt dành cho người từ chối đo nồng độ cồn khi lái xe có thể bị phạt tiền 10.000 đến 20.000 baht (7 - 13 triệu đồng) hoặc bị phạt một năm tù. Những người vi phạm gây tai nạn giao thông chết người có thể bị tòa án kết án tử hình.
 
Singapore
 
Nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển phương tiện giao thông tại Singapore được quy định là 0,08 miligam một lít khí thở. Nếu say rượu mà vẫn lái xe, người vi phạm sẽ bị phạt 5.000 SGD (đô la Singapore) cộng với 6 tháng tù.
Nếu tái phạm, tài xế phải nộp tới một triệu SGD (15,5 tỷ đồng) và 1 năm tù giam, bị cấm lái xe và chịu hình phạt đánh roi. Trong đó, quy định phạt roi chỉ áp dụng đối với người vi phạm là nam giới dưới 50 tuổi.
 
Colombia
 
Đây là quốc gia có những hình phạt nặng nề nhất đối với những người lái xe trong tình trạng say rượu, bia. Pháp luật nước này áp dụng chính sách “không khoan dung” với vi phạm này.
Cụ thể, nếu lái xe điều khiển phương tiện ô tô trong tình trạng có nồng đồ cồn từ 20 đến 39mg/1ml máu thì họ sẽ bị treo giấy phép lái xe trong 1 năm, buộc phải nộp phạt 914 USD (20 triệu đồng) và 20 giờ làm công việc phục vụ cộng đồng.
 
phat-nguoi-say-xin-lai-xe-6.jpg
Kiểm tra nồng độ cồn

 

 
Ở mức hình phạt cao, nếu lái xe có nồng độ cồn vượt quá 150mg/100ml máu thì sẽ bị tịch thu bằng lái trong 10 năm, buộc phải trả số tiền phạt tương đương 165 triệu đồng và buộc lao động công ích 50 giờ. Nếu một người lái xe trong tình trạng say xỉn gây tai nạn, thương tích hoặc tử vong cho người khác thì họ sẽ phải đối mặt với án tù từ 2 năm rưỡi đến 18 năm.
 
Đức
 
Pháp luật Đức xử lý rất nghiêm hành vi lái xe sau khi uống rượu. Ở Đức, giới hạn lượng cồn trong máu là 0,5 mg/ml.
Mức phạt đối với tài xế say rượu hoặc có tác động của chất kích thích là rất nặng. Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro (15 triệu đồng) và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo. Ngoài ra là bị treo bằng nhiều tháng cũng như trừ một lúc nhiều điểm trên bằng lái.
 
phat-nguoi-say-xin-lai-xe-10.jpg
Cảnh báo nguy hiểm khi uống rượu vẫn tham gia giao thông

  

Tại Đức, hình phạt đối với người uống rượu vẫn lái xe sẽ tăng theo số lần vi phạm. Nếu vi phạm lần thứ hai là 1.000 euro (26 triệu) và lần thứ 3 là 3.000 euro (78 triệu). Tài xế có lượng cồn trong máu là 1,1 mg/ml có thể phải hầu tòa và bị xử lý hình sự. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời. Nếu bị cấm lái xe ở Đức, người vi phạm cũng sẽ không được lái xe ở bất cứ nước nào ở châu Âu.
 
Nhật Bản
 
Bắt đầu từ năm 2007, Luật Giao thông đường bộ mới của Nhật Bản đưa ra quy định xử lý nghiêm khắc những người lái xe sau khi uống rượu, vi phạm nhưng cố tình bỏ trốn và người cố tình giấu giếm tiền sự về lái xe sau khi uống rượu. Tài xế sẽ bị phạt tù giam cao nhất 2 năm hoặc bị phạt 300.000 yên (60 triệu đồng).
Ngoài ra, người cung cấp xe cho người vừa uống rượu bị xử phạt với án tù cao nhất là 3 năm hoặc bị phạt 500.000 yên (102 triệu đồng).
 
Ấn Độ
 
Ra đời từ năm 1990, Luật giao thông Ấn Độ quy định, độ cồn trong máu của lái xe vượt quá 0,03 mg đã bị coi là phạm tội lần đầu. Nếu nồng độ cồn trong cơ thể vượt quá mức quy định thì lái xe sẽ bị phạt tù 6 tháng và buộc nộp phát 2000 Rupi (700.000 nghìn đồng) ở lần vi phạm đầu tiên. Lần thứ hai vi phạm trong vòng 3 năm, người vi phạm sẽ bị phạt 2 năm tù giam và phải nộp phạt 3000 Rupi (1 triệu đồng).
 
Anh
 
Quy định nồng độ cồn trong cơ thể người lái xe hiện nay được Anh áp dụng là 0,8 mg một lít khí thở. Tuy nhiên, Anh đã trở thành quốc gia hà khắc nhất châu Âu khi quy định những người vi phạm luật trên sẽ phải nộp phạt 7.200 euro (187 triệu đồng). Chỉ cần vi phạm lần đầu cũng bị treo bằng lái 1 năm.
 
phat-nguoi-say-xin-lai-xe-3.jpg
Một phút sai lầm sẽ bị treo bằng lâu dài

  

Lái xe trong tình trạng say xỉn có thể khiến tài xế chịu tổng hợp các hình phạt tù giam, phạt tiền và cấm tham gia giao thông trong một thời gian nhất định. Phạm tội lần hai, lần ba... thì mức hình phạt sẽ được tăng lên. Ở trường hợp gây tử vong cho người khác do lái xe bất cẩn dưới ảnh hưởng của bia, rượu, chất kích thích thì người vi phạm có thể phải 14 năm tù giam, cấm lái xe 2 năm sau khi mãn hạn tù và buộc phải vượt qua một kỳ thi lái xe kéo dài để có thể lái xe hợp pháp trở lại.
 
Mỹ
 
Tại Mỹ, quy định đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông rất chặt chẽ. Nếu lái xe điều khiển phương tiện bị phát hiện vượt quá nồng độ cồn cho phép, anh ta có thể phải đối mặt với bản án 6 tháng hoặc một năm tù hay bị tước bằng lái vĩnh viễn.
Đối với người lái xe trên 21 tuổi, nồng độ cồn trong máu quy định là 0,8 miligam một lít khí thở. Những người vi phạm lần đầu sẽ phải nộp phạt 300 USD (7 triệu) và cấm lái xe trong vòng 6 tháng.
 
 
Nếu cảnh sát phát hiện người lái xe tái vi phạm lần thứ hai trong khoảng 10 năm, anh ta sẽ bị phạt 5.000 USD (115 triệu đồng) và lần thứ 3 là 10.000 USD  (230 triệu đồng). Còn trong trường hợp lái xe gây tai nạn chết người, anh ta sẽ phải ngồi tù 10 năm.
Belarus
 
Trong trường vi phạm lần đầu tiên, những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định 0,04 miligam một lít khí thở sẽ phải nộp phạt 70 - 400 USD (1,4 triệu – 9,2 triệu đồng) và bị tịch thu bằng lái trong vòng 3 năm. Nếu tái phạm, người đó có thể phải ngồi tù.

Tại Việt Nam

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

- Phạt tiền từ 2 tới 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 7 tới 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 6 tháng tùy từng trường hợp. 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm