Tiền sản giật trở nặng khi có xuất hiện thêm 1 trong các triệu chứng: Huyết áp cao trên 160/110mmHg; lượng nước tiểu trong một ngày ít hơn 400ml; nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt; cảm giác ngộp thở, nặng ngực.
Để phòng tiền sản giật, cần theo dõi, khám thai định kỳ; không nên có con khi ít tuổi hay quá nhiều tuổi; nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia y tế, tiền sản giật để lại hậu quả khá nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Thai nhi có thể suy dinh dưỡng, dẫn đến suy thai, sinh non tháng vì chuyển dạ tự nhiên hoặc buộc phải sinh sớm vì bệnh của mẹ.
Đối với thai phụ, nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp hoặc xuất huyết não gây tử vong. Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây nên tiền sản giật. Tuy nhiên, theo ghi nhận, có một số yếu tố có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật như: Béo phì, thời tiết lạnh và ẩm ướt; đa thai; dinh dưỡng kém; làm việc nặng nhọc, căng thẳng; tiểu đường, cao huyết áp; tiền sử thai kém phát triển, thai lưu, tiền sản giật trước đó.
Để phòng tiền sản giật, cần theo dõi, khám thai định kỳ; không nên có con khi ít tuổi hay quá nhiều tuổi; nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc. Khi bị cao huyết áp cần theo sự hướng dẫn điều trị và chăm sóc của bác sĩ và nữ hộ sinh. Khi nằm viện cần chú ý theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật nặng. Khi có 1 trong các dấu hiệu trở nặng cần báo ngay cho nhân viên y tế để được điều trị kịp thời.