pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những hành vi kỳ lạ của động vật mà khoa học vẫn chưa thể giải thích được
1. Tại sao bò quay mặt về hướng bắc hoặc nam khi ăn cỏ?
Ngoài bò, nhiều loài gia súc khác cũng có thói quen quay đầu về hướng bắc hoặc nam khi gặm cỏ, nghỉ ngơi.
Theo chương trình All Things Considered của NPR, bò có thể cảm nhận được từ trường của Trái Đất và sẽ căn chỉnh cơ thể của chúng với nó để quay mặt về phía bắc hoặc nam trong khi ăn - giống như một chiếc la bàn. Hơn nữa, những người thực hiện khám phá - Hynek Burda và nhóm của cô tại Đại học Duisburg-Essen của Đức - đã phát hiện ra rằng các loài động vật khác, đặc biệt là hươu, cũng làm điều tương tự và dường như hành động này không có mục đích cụ thể nào.
Các loài chim sử dụng từ trường của hành tinh với mục đích điều hướng trong quá trình di cư. Nhưng những con bò đâu có cần di cư? Các loài động vật có vú chỉ đơn giản là không di chuyển từ nơi này đến nơi khác như cách các loài chim vẫn làm, do đó, việc cảm nhận từ trường Trái Đất ở chúng dường như chỉ là một chức năng vô giá trị.
Tuy nhiên, động vật hiếm khi làm những việc mà không có lý do. Vì vậy, hành vi quay mặt về phía bắc hoặc nam có thể có một ý nghĩa nhất định mà chúng ta vẫn chưa thể dùng khoa học để giải thích. Như nhà sinh vật học Richard Holland đã đưa ra giả thuyết (và được trích dẫn bởi NPR) rằng trên thực tế, các loài động vật có vú đã di cư rất nhiều trong quá khứ, và hành vi quay mặt về phía bắc hoặc nam chỉ là một đặc điểm tiến hóa còn sót lại.
2. Tại sao động vật có thể dự đoán trước được động đất?
Chuột, chồn, rắn và rết được cho là rời khỏi hang của chúng để tìm đến nơi an toàn vài ngày trước khi một trận động đất hủy diệt. Có rất nhiều bằng chứng về động vật, cá, chim, bò sát và trùng côn trùng thể hiện những điều kỳ lạ ở bất kỳ đâu từ vài tuần đến vài giây trước khi động đất.
Động vật có thể cảm nhận được động đất vài giây trước khi nó xảy ra - chúng ta đã biết chúng có thể làm được điều đó từ thời Hy Lạp cổ đại. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, hai loại sóng phát ra từ một trận động đất: sóng S lớn và sóng P nhỏ thường xuất hiện vài giây trước sóng S. Động vật, không giống như con người, chúng có thể cảm nhận được sóng P nhỏ, vì vậy khi cảm nhận được loại sóng này, chúng biết sẽ biết và tìm hướng bỏ chạy. Vì vậy, nếu thú cưng của bạn ngẫu nhiên bắt đầu hoảng sợ và bỏ chạy đến vùng đất cao hơn, hãy theo dõi chúng - bởi vì bạn có khoảng năm giây trước khi mọi thứ xung quanh bạn bắt đầu rung chuyển.
Tuy nhiên, điều khó hiểu là một số loài động vật có thể cảm nhận được động đất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước khi nó thực sự xảy ra. Như USGS đã đề cập, vào năm 373 trước Công nguyên, một trận động đất lớn đã làm rung chuyển Hy Lạp. Nhưng những con chuột, rắn, và thậm chí cả rết đều bỏ chạy rất lâu trước khi thảm họa xảy ra.
Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn không biết tại sao chúng có thể làm được điều đó. Nhà nghiên cứu Joseph Kirschvink đã đưa ra giả thuyết trong cuốn Dự báo động đất bằng động vật: Tiến hóa và Nhận thức bằng giác quan vào năm 2000 rằng có thể có nhiều dấu hiệu cảnh báo động đất hơn chúng ta biết hiện nay, một số dấu hiệu có thể đến trước vài tuần và động vật có thể phản ứng với những dấu hiệu đó.
3. Tại sao những con kiến co đơn thường chết rất nhanh?
Theo các nhà nghiên cứu, có hơn 20.000.000.000.000.000.000 (20 tỷ tỷ) con kiến tồn tại trên hành tinh của chúng ta và chúng nặng hơn cả các loài chim hoang dã và động vật có vú cộng lại.
Kiến là những sinh vật có tính xã hội rất cao - nếu bạn đụng độ một con trong rừng mưa nhiệt đới, rất có thể có khoảng 15 triệu con nữa ở gần đó. Tuy nhiên điều kỳ lạ là nếu một con kiến bị bỏ lại một mình, chúng sẽ chết theo đúng nghĩa đen, và điều đó sẽ đến rất nhanh.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Lausanne Thụy Sĩ, một loài kiến thợ mộc được biết đến với tên gọi Camponotus fallah đã phải chịu những tác động đáng kể khi bị cô lập khỏi các cá thể kiến khác. Khi những con kiến có thể sống sót qua hai tháng (tuổi thọ trung bình của chúng là 6-12 tuần ), thì những con cô đơn sẽ chết đi chỉ sau sáu ngày.
Những con kiến này được quan sát thấy đi lại nhiều hơn so với những con kiến được sống trong đàn. Chúng ăn lượng thức ăn tương tự như những được kiến được sống trong bầy đàn, nhưng phần lớn trong số đó không bao giờ rời khỏi khu vực dạ dày của chúng, điều đó có nghĩa là chúng ăn rất nhiều, phần lớn không thể hoàn thành quá trình trong đường tiêu hóa.
Tại sao điều này xảy ra, các nhà khoa học cho tới nay vẫn không biết. Chắc chắn nghe có vẻ giống như đây là căn bệnh trầm cảm ở loài kiến, nhưng tại sao thói quen tiêu hóa của chúng lại thay đổi nhiều như vậy? Tại sao thức ăn ở lại trong dạ dày một cách vô ích? Tại sao những cá thể đơn lẻ lại di chuyển nhiều như vậy?
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.