Những lợi ích phi vật chất của người có nhà riêng

21/12/2017 - 07:40
Người Việt có câu“an cư lạc nghiệp”,có nghĩa một chỗ ở ổn định đóng vai trò là tiền đề cho sự giàu có...Một căn hộ/nhà thuê dài hạn cũng có thể coi là “an cư”.Tuy nhiên, theo phân tích của một số chuyện gia, giá trị giữa thuê và mua nhà không giống nhau.
Quyền sở hữu nhà ở luôn được coi là một “cơ chế hiệu quả” để tạo ra sự giàu có, đặc biệt là với những hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Tuy nhiên, ở một số nước phát triển, trước thời kỳ đại suy thoái, có một số gia đình phải mua nhà theo hình thức “thế chấp dưới chuẩn” (tài sản thế chấp ít hơn giá trị khoản vay). Chính điều này đã khiến cho quyền sở hữu nhà ở không hoàn toàn đảm bảo tạo ra sự giàu có.

Quyền sở hữu nhà ở luôn được coi là một “cơ chế hiệu quả” để tạo ra sự giàu có, đặc biệt là với những hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình. Ảnh minh họa

Ở nước ngoài như vậy, còn tại Việt Nam thì sao?

Với mức giá đắt đỏ, cao gấp vài chục lần thu nhập trung bình của người dân, nên bất động sản luôn là “niềm mơ ước… khó với tới” của nhiều gia đình có thu nhập từ trung bình trở xuống. Để “với tới”, họ phải vay mượn khá nhiều. Do đó, thời gian để lo trả nợ sau khi có nhà thường kéo dài, khiến “giấc mộng” giàu có trở nên rất… xa vời.
 
Thế nhưng, hầu hết mọi gia đình vẫn mong muốn có nhà riêng, còn nhà thuê chỉ được coi là “giải pháp tình thế”, xếp xuống hàng thứ yếu, khi không có khả năng vay tiền để mua nhà.

Tuy nhiên, như vậy lại hóa hay! Bởi theo phân tích của một số chuyên gia, việc sở hữu nhà trước hết mang lại những lợi ích cá nhân. Thứ nhất, sở hữu một ngôi nhà sẽ làm giảm các nguy cơ về sức khỏe thể chất, mặc dù sự vất vả về mặt tài chính nhiều khả năng sẽ làm gia tăng nguy cơ đó. 

Trên thực tế, những người sở hữu nhà nhưng phải vất vả kiếm tiền lại có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn so với những người đi thuê nhà.

Như vậy, nhiều lợi ích phi vật chất đối với người sở hữu nhà ở, cả cấp độ cá nhân lẫn cộng đồng, sẽ tạo điều kiện để người sở hữu nhà có thể làm được những điều mà người thuê nhà khó lòng làm được. Ảnh minh họa

Thứ hai, mặc dù cả những người thuê nhà lẫn những người sở hữu nhà có thu nhập thấp hoặc trung bình đều trải qua mức độ khó khăn về tài chính giống nhau, song những người sở hữu nhà cảm thấy hài lòng hơn với tình hình tài chính của mình.

Thứ ba, quyền sở hữu nhà ở có liên quan đến những lợi ích về sức khỏe tinh thần nhờ yếu tố trung gian là cảm giác kiểm soát và tự chủ.
 
Cảm giác tự chủ là một yếu tố quan trọng trong tác động với sức khỏe được xem xét: Cảm giác tự chủ tăng lên có thể lý giải tại sao chủ sở hữu nhà lại ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần) và nhìn chung có sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là việc sở hữu nhà sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình có thể tham gia rộng rãi hơn vào cộng đồng. Lợi ích này thể hiện rõ ở các yếu tố: Thứ nhất, mức độ tham gia các nhóm trong khu dân cư tăng lên khi người đi thuê nhà trở thành người sở hữu nhà.

Thứ hai, người sở hữu nhà nhìn chung có nhiều nguồn tiện ích xã hội hơn so với người đi thuê nhà. Cuối cùng, quyền sở hữu nhà ở có liên quan đến sự gắn kết với cộng đồng cao hơn và sẵn sàng giải quyết các vấn đề của cộng đồng.

2 yếu tố này tạo ra hiệu quả tập thể, là nguyên nhân làm giảm tội phạm bạo lực.

Sự ổn định dân cư cũng là cơ chế chủ chốt kết nối quyền sở hữu nhà ở với các tác động xã hội: Người ta càng sống lâu trong một ngôi nhà thì càng tạo ra được các quan hệ xã hội trong cộng đồng và tính gắn kết trong cộng đồng cũng cao hơn.

Như vậy, nhiều lợi ích phi vật chất đối với người sở hữu nhà ở, cả cấp độ cá nhân lẫn cộng đồng, sẽ tạo điều kiện để người sở hữu nhà có thể làm được những điều mà người thuê nhà khó lòng làm được - cả về lĩnh vực việc làm - sự nghiệp lẫn vật chất - tiền bạc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm