Những lý giải khoa học về 'điểm G'

08/03/2017 - 22:08
Thuật ngữ “điểm G” do Addiego và cộng sự nêu ra từ năm 1981, phỏng theo tên của bác sĩ Ernes Grafenberg, là người đứng đầu nhóm tác giả công bố bài báo nói về điểm này.
Tựu trung, bài báo đề cập đến "điểm G" là một vùng rất nhạy cảm bên trong thành âm đạo, có hình giống hạt đậu ở vị trí khoảng 1/2 dưới thành trước âm đạo và kích thích điểm này sẽ tạo ra cảm giác khoái cảm mạnh mẽ.

Thông tin về “điểm G” trở nên phổ biến từ đầu thập kỷ 1980. Lúc đó, xuất hiện cuốn sách nổi tiếng về tình dục mang tên “Điểm G và các khám phá mới về tình dục của loài người”, được phát hành vào 1982, của 3 tác giả: Kahn, Whipple và Perry.
ph-n.jpg
Dù thiếu bằng chứng khoa học nhưng nhiều chị em vẫn chấp nhận sự tồn tại của "điểm G"
Theo một nghiên cứu năm 2009 ở Anh, bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và mô tả các trải nghiệm tình dục, đã đi đến kết luận rằng: Vùng này không chứng minh được sự tồn tại về mặt khoa học mà chỉ dựa theo cảm nhận chủ quan. Nhưng theo các nghiên cứu khác trên lĩnh vực siêu âm lại phát hiện bằng chứng có thật “điểm G” ở những phụ nữ đạt được cực khoái khi giao hợp. Theo đó, “điểm G” có thể là phần kéo dài thêm của âm vật và đã góp phần tạo ra cảm giác cực khoái cho chị em.

Tuy vậy, theo TS Edwin Huang, Bệnh viện Massachusetts (Mỹ), chưa có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại của “điểm G” và cho đến nay, chưa có một nghiên cứu giải phẫu học nào cho thấy bằng chứng về vị trí “điểm G”. Hơn nữa, không có sự tập trung của mô thần kinh tại một vùng trong âm đạo nhiều hơn so với vùng khác. Những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể chúng ta có mật độ các đầu tận cùng thần kinh trên mỗi cm2 diện tích nhiều hơn so với các vùng ít nhạy cảm hơn.

Từ các ý kiến tán thành và không tán thành sự tồn tại của “điểm G” cho thấy, mặc dù thiếu bằng chứng khoa học nhưng nhiều phụ nữ vẫn chấp nhận sự tồn tại của “điểm G”. Tuy nhiên, có điều đáng lo là do tin vào “điểm G” đã ảnh hưởng đến tâm lý của những phụ nữ đang muốn cải thiện cuộc sống tình dục của họ.

Những phụ nữ không thể tìm thấy “điểm G” của bản thân sẽ cảm thấy mình khiếm khuyết một khi họ không thể đạt được khoái cảm. Ý nghĩ này đặc biệt gây phiền toái khi dư luận chú trọng đến việc phẫu thuật cải thiện bộ phận sinh dục, trong đó có thủ thuật cải tạo “điểm G” đang ngày càng nhiều ở các nước phương Tây.

Cũng theo TS Edwin Huang, trừ vị trí, sự mô tả “điểm G” rất giống với sự mô tả âm vật (nằm ngay trên lỗ âm đạo). Nếu bạn cần tìm kiếm 1 cấu trúc giải phẫu nhiều nhạy cảm ở vùng âm hộ âm đạo mà khi kích thích làm tăng cảm giác khoái cảm thì âm vật là nơi cần tìm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, điều quan trọng trong cuộc sống tình dục là phải biết cởi mở chia sẻ những điều gì làm bạn thích nhất, điểm nào trên cơ thể của cả 2 làm tăng cảm giác khoái cảm nhất. Tìm kiếm và khám phá để thỏa mãn cho cả 2 người. Đó mới chính là “chìa khóa” cho một đời sống tình dục khỏe mạnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm