pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những người và món ăn "đại kị" với thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Thịt lợn chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. Trong 100g thịt lợn có chứa các axit amin thiết yếu như histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.
Bên cạnh đó, thịt lợn đóng góp 16% tổng số chất béo; 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.
Đặc biệt, thịt lợn là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; tổng hợp các axit béo.
Ngoài ra, thịt lợn còn là nguồn selenium. Một miếng thịt lợn 170g cung cấp đủ 100% lượng selen cần hàng ngày của một người. Duy trì đủ mức selen là đặc biệt quan trọng để chức năng tuyến giáp hoạt động tốt.
Những người nên tránh ăn thịt lợn
Mặc dù thịt lợn rất tốt nhưng những người này lại tuyệt đối nên tránh hoặc hạn chế ăn.
Người thừa cân, béo phì
Người béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn nhưng chỉ nên chọn ăn thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ. Bởi thịt nạc chứa nhiều protein trong khi thịt mỡ chứa nhiều chất béo. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì. Người béo phì sẽ càng có nguy cơ mắc thêm một số bệnh khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, mỡ máu,...
Người mắc máu nhiễm mỡ cao
Thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói... có chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu có ảnh hưởng không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Do vậy, những người mắc bệnh này chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g thịt mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bị bệnh mỡ máu cũng cần hạn chế ăn đạm. Thịt lợn là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác. Nếu muốn ăn, nên chọn thịt lợn nạc thay vì thịt mỡ.
Người bị bệnh mỡ máu cũng cần hạn chế ăn đạm, và đạm có không ít trong thịt lợn. (Ảnh minh họa)
Người mắc bệnh gút
Người mắc bệnh gút không nên ăn thịt quá 100gam/ngày, thịt lợn, thịt bò chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên thường xuyên chỉ ăn thịt lợn.
Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…
Người cao huyết áp
Thịt chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp. Người bị cao huyết áp vẫn có thể ăn thịt lợn bởi vẫn cần chất đạm trong thịt nhưng nên chọn ăn phần thịt nạc, tránh ăn phần thịt mỡ hay mỡ lợn.
Những món không nên ăn cùng thịt lợn
Ốc bươu: Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong đông y thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Lá mơ: Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Ăn thịt lợn với lá mơ lâu dài dễ ngộ độc. (Ảnh minh họa)
Đậu tương: Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Gừng sống: Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, ăn vào thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, làm xuất hiện các nốt đen ở mặt. Cách chữa: Nếu ăn phải, bạn nên lấy lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.
Thịt trâu: Thịt trâu tính hàn gặp thịt lợn tính ngưng trệ sinh chứng bạch thốn trùng sán xơ mít.
Thịt dê: Thịt dê tính hàn, gặp thịt lợn sinh khí trệ sinh đờm.
Quả mơ: Thịt lợn và mỡ lợn có tính ngọt lạnh không nên ăn với quả mơ do loại quả này có tính chua, kết hợp với nhau sẽ gây tả lỵ.
Rau mùi: Rau mùi tính tân tán, thịt lợn tính ngưng trệ, hai thứ xung khắc ăn phải sẽ sinh đau quặn quanh rốn.
Gỏi cá: Gan lợn tuyệt đối không nên cùng gỏi cá có tính lạnh. Nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng trường ung.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh
Cảm thương hoàn cảnh, độc giả hảo tâm ủng hộ gia đình chị Hoài số tiền hơn 92 triệu đồng, giúp chị có thêm kinh phí chạy chữa cho con gái bị dị tật bẩm sinh.

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa
"Chị em cháu không có bố. Mẹ bị bệnh rất nặng. Cháu sợ mẹ chết, chúng cháu ở với ai", bé Chi (10 tuổi) nghẹn lời.

Bộ trưởng Y tế: 6 nội dung cần ưu tiên triển khai nhân Ngày sức khỏe thế giới 2025
Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới (7/4) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra chủ đề “Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng” (Healthy beginnings, hopeful futures) nhằm thúc đẩy các quốc gia và cộng đồng quốc tế tăng cường những nỗ lực trong việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em để dự phòng, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, tử vong ở bà mẹ, trẻ em...

Siết chặt quản lý bán thuốc online
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cho phép từ ngày 1/7/2025, các cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc không kê đơn qua sàn thương mại điện tử. Bộ Y tế đang xây dựng hành lang pháp lý để quản lý hoạt động bán thuốc online nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa
Nhiều chuyên gia phẫu thuật, nhà nghiên cứu, tác giả sách y khoa hàng đầu thế giới đến tham gia báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị ngoại khoa được tổ chức tại TPHCM.
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.