Những nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán

Minh Anh
26/11/2023 - 16:29
Những nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán

Những nữ gen Z giàu nhất sàn chứng khoán. Hình minh họa: Minh Anh

Là thành viên thuộc những gia tộc quyền lực nhất giới kinh doanh, nhiều "ái nữ" Gen Z đã sở hữu khối lượng tài sản khủng tại thị trường chứng khoán khi độ tuổi còn rất trẻ, đa số đều rất kín tiếng, chưa từng xuất hiện trước truyền thông.

Gen Z, được viết tắt từ Generation Z (thế hệ Z). Hiện, chưa có con số cụ thể, chính xác cho khoảng năm sinh của Gen Z, theo nhiều nhà nghiên cứu và các phương tiện truyền thông nhận định, thế hệ Gen Z là những bạn trẻ sinh vào giữa thập niên từ năm 1995 đến năm 2012.

Là thành viên của các gia tộc "quyền lực" nhất sàn chứng khoán, nhiều "ái nữ" Gen Z đã được giao phó quản lý khối tài sản (cổ phần) lớn với giá trị lên tới hàng tỷ đồng, khi chưa tới 30 tuổi. Trong top 5 nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán, đa số đều đến từ các ngân hàng lớn và khá kín trước truyền thông.

Top 5 nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán

Những nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán- Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp

Xếp vị trí thứ nhất là Hồ Thủy Anh sinh năm 2001. Cô là một trong những thành viên thuộc nhà băng Techcombank, con gái ruột của ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch ngân hàng Techcombank.

"Ái nữ" nhà Techcombank là người khá kín tiếng. Vào hồi tháng 9, cô đã mua thành công hơn 82,1 triệu cổ phiếu ngân hàng này (mã chứng khoán: TCB, HOSE), nâng mức sở hữu lên 104,6 triệu cổ phiếu, tương đương với 2,97%.

Những nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán- Ảnh 2.

Diễn biến mã TCB từ đầu năm đến nay (ảnh: Bảng giá VPS)

Với mức giá hiện tại của mã TCB là 30.050 đồng/cp, như vậy Hồ Thủy Anh đang có 3.145 tỷ đồng, con số này giúp cô đứng thứ 15 trong top nữ giàu nhất sàn chứng khoán.

Kết quả kinh doanh quý 3 vừa rồi, TCB đạt lợi nhuận là 4.668,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng đạt 13.709 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch cả năm.

Kế tiếp là Trịnh Mai Linh, sinh năm 1996, con gái của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch ngân hàng OCB (mã chứng khoán: OCB, HOSE). Với giá trị hiện tại của mã OCB là 13.550 đồng/cp, Mai Linh đang sở hữu tổng tài sản là 1.189 tỷ đồng tại sàn chứng khoán, đứng vị trí thứ 31 top 50 nữ giàu nhất sàn.

Được biết, kết quả kinh doanh quý qua, OCB đạt lợi nhuận 1.083 tỷ đồng, tăng mạnh 49% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, tổng lãi OCB thu về là 3.130,5 tỷ đồng, hoàn thành 65% kế hoạch cả năm.

Đứng vị trí thứ 3 là Đỗ Quỳnh Anh (28 tuổi), con gái của ông Đỗ Anh Tú, Chủ tịch ngân hàng TMCP Tiên Phong – TP Bank (mã chứng khoán: TPB, HOSE).

Những nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán- Ảnh 3.

Diễn biến mã TPB từ đầu năm đến nay (ảnh: Bảng giá VPS)

Cũng như đa phần các "ái nữ" doanh nghiệp lớn, cô khá kín tiếng với truyền thông. Với tài sản hiện tại theo thị giá của TPB trên sàn, cô đang sở hữu 1.148 tỷ đồng với hơn 67,5 triệu cổ phiếu OCB, tương đương với 3,07%. Con số này xếp ngay sau Trịnh Mai Linh tại vị trí thứ 32 top 50 nữ giàu nhất sàn chứng khoán.

Tình hình kinh doanh quý 3/2023, TPBank đạt 1.262,8 tỷ đồng lãi, giảm nhẹ 26,2% so với cùng kỳ, tổng lũy kế 9 tháng là 3.969 tỷ đồng, mới chỉ hoàn thành 57% kế hoạch đặt ra từ đầu năm.

Tiếp tục là một nữ gen Z đến từ ngân hàng OCB, Trịnh Mai Vân, 20 tuổi. Cô là con gái của Chủ tịch OCB, đồng thời chị em ruột với Trịnh Mai Linh. Hiện tại, từ thị giá cổ phiếu OCB - 17.000 đồng/cp, số tài sản quy đổi Mai Vân sở hữu là 1.042 tỷ đồng trên sàn.

Đến với vị trí thứ 5 trong danh sách này là Đặng Nguyễn Quỳnh Anh, sinh năm 1996, đến từ Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC, HOSE). Cô là con gái của Chủ tịch Đặng Thành Tâm, đồng thời cũng là thành viên hội đồng quản trị của doanh nghiệp này.

Dựa trên thị giá hiện tại của KBC là 31.350 đồng/cp, cô sở hữu tài sản là 417 tỷ đồng với 13,3 triệu cổ phiếu KBC.

Những nữ Gen Z giàu nhất sàn chứng khoán- Ảnh 4.

Hình ảnh hiếm hỏi của "ái nữ" Gen Z Đặng Nguyễn Quỳnh Anh tại Đại hội đồng cổ đông (Ảnh: Internet)

Thành lập được 21 năm nay, công ty hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị. Bên cạnh đó, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc còn liên doanh đầu tư trong tài chính, ngân hàng, khai khoáng, năng lượng, viễn thông.

Quý 3 vừa rồi, doanh nghiệp chỉ đạt 18,5 tỷ đồng lợi nhuận, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước 99,04% tại mốc 1.935 tỷ đồng. Nguyên nhân được công ty giải trình là do chưa kịp bàn giao đất cho khách hàng tại các khu công nghiệp, với tổng diện tích 50ha đã ký, giá trị hợp đồng lên tới 1.700 tỷ đồng, dự kiến sẽ bàn giao trong quý cuối năm nay.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm