Những nữ y tá tuổi đôi mươi trên chiến trường Điện Biên

07/05/2017 - 07:00
Họ là những cô gái trẻ, phơi phới tuổi thanh xuân háo hức lên đường ra trận để cống hiến sức mình cho thắng lợi của dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu.
c-gi-phng-th-tm-24-tui-t-mt-c-thn-n-vng-ch-thi-nguyn-tr-thnh-y-t-i-iu-tr-6.jpg
 Cô gái Phùng Thị Tâm, 24 tuổi, từ một cô thôn nữ vùng chè Thái Nguyên đã trở thành y tá đội điều trị 6. "Tôi đi chiến dịch vào tháng 11, 12. Ban đêm gió rét, chân lội suối buốt như kim châm, đi đường rừng nên hai đôi dép được phát hỏng hết, tôi phải lấy bẹ cây cọ vạt đi khoan lỗ buộc dây để đi nhưng vẫn không thấy khổ", bà tâm sự.
y-t-v-th-nhm-22-tui-rng-r-trong-b-qun-phc-u-tin-trc-khi-vo-chin-trng-in-bin.jpg
 Y tá Vũ Thị Nhâm, 22 tuổi, rạng rỡ trong bộ quân phục đầu tiên trước khi vào chiến trường Điện Biên.
y-t-nguyn-th-hng-minh-20-tui-t-mt-n-sinh-h-ni-y-b-ng-tr-thnh-mt-n-chnh-tr-vin-i-iu-tr-2.jpg
 Y tá Nguyễn Thị Hồng Minh, 20 tuổi, từ một nữ sinh Hà Nội đầy bỡ ngỡ đã trở thành một nữ chính trị viên Đội điều trị 2.
y-s-l-th-bch-hon-22-tui-sn-sng-t-chi-cng-tc-qun-y-vin-ra-chin-trng.jpg
 Y sỹ Lê Thị Bích Hoàn, 22 tuổi, sẵn sàng từ chối công tác ở Quân y viện để ra chiến trường.
y-t-ng-th-thi-nghim-22-tui-t-b-cuc-sng-phn-hoa-t-h-thnh-theo-cha-i-khng-chin.jpg
 Y tá Ngô Thị Thái Nghiêm, 22 tuổi, từ bỏ cuộc sống phồn hoa đất Hà Thành để theo cha đi kháng chiến.
y-t-phm-th-tn-21-tui-ngi-h-ni-b-b-au-mt-n-v-cho-v-nhng-vn-quyt-tm-li-chin-dch.jpg
 Y tá Phạm Thị Tín, 21 tuổi ở Hà Nội, bị đau mắt, đơn vị cho về nhưng vẫn quyết tâm ở lại chiến dịch.
y-t-nguyn-th-c-25-tui-ngh-an-no-nc-i-chin-dch-in-bin-ph-v-tr-thnh-n-y-t-duy-nht-trong-i-phu-thut-tin-phng.jpg
 Y tá Nguyễn Thị Được, 25 tuổi ở Nghệ An, náo nức đi chiến dịch Điện Biên Phủ và trở thành nữ y tá duy nhất trong đội phẫu thuật tiền phương
y-t-nguyn-th-mai-tm-19-tui-bn-tri.jpg
 Y tá Nguyễn Thị Mai Tâm,19 tuổi (bên trái) tâm sự: "19 tuổi tốt nghiệp lớp dược tá, tôi nhập ngũ vào Cục quân giới. Chúng tôi hành quân ban đêm, đi nhanh như nước chảy, ai mệt thì vắt tay lên vai người đi trước, vừa đi vừa cõng theo thương binh. Mỗi lần vượt dốc, qua suối tưởng chừng không còn sức để đi tiếp, nhưng khi nghĩ được cống hiến cho Tổ quốc thì không ai nề hà gì cả".
kim-th-hu.jpg
 Nữ y tá Kim Thị Hữu, 23 tuổi.
y-t-kim-th-hu-23-tui-t-mt-c-gi-hay-khc-v-nh-nh-tr-thnh-chin-s-thi-ua-ton-qun.jpg
Từ một cô gái hay khóc vì nhớ nhà, Kim Thị Hữu đã trở thành chiến sĩ thi đua toàn quân năm 1954. Bức ảnh cô chụp ảnh chung khi nhận danh hiệu cùng các đồng đội. 
nguyn-th-sn-28-tui-vi-tm-nh-k-nim-cuc-i-qun-ng-sau-chin-thng-in-bin-ph.jpg
 Nguyễn Thị Sắn, 28 tuổi, với tấm ảnh kỷ niệm cuộc đời quân ngũ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm