pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những thực phẩm không ngờ có thể làm tăng nồng độ cồn
Chocolate nhân rượu
Là loại kẹo có nhân là rượu mạnh trên 40 độ với hàm lượng ethanol trên 80%, chỉ cần ăn 5, 6 viên kẹo shocolate này thì bạn cũng bị phạt rồi. Vì vây, khi ăn xong, nên đợi 30 phút rồi mới lái xe.
Trái cây nhiều đường, lên men
Kết quả đo nồng độ cồn sau khi ăn 3 quả vải là 23,3mg /100ml, sau khi ăn 1 miếng sầu riêng là 52mg /100ml. Sau khi ăn những loại trái cây này, đừng lo lắng, vì nồng độ cồn trong cơ thể sẽ bốc hơi khi thở, nói chuyện… và biến mất sau khoảng 15 phút.
Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao khác như nho, dứa, táo, chuối, sầu riêng, xoài… trái cây chín lên men có thể tạo ra lượng cồn nhất định trong hơi thở, nhưng ở mức rất thấp và cũng đều bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.
Quả cau
Ăn 1 quả cau nồng độ cồn 17mg/100ml.
Bánh trứng
Nhiều lái xe có thói quen dự trữ đồ ăn để lấp đầy bụng khi đói, nhưng bánh trứng mà chủ yếu là lòng đỏ trứng cũng là một trong những "thủ phạm" khiến nồng cộ cồn tăng cao bởi khi chế biến loại bánh này nhà sản xuất phải cho thêm rượu vào để giữ cho lượng nước không bị mất đi. Cụ thể, 2 cái bánh trứng: 5.2mg/100ml.
Món ăn dùng rượu, bia
Khi ăn bỗng rượu, rượu nếp, các món sử dụng rượu, bia khi chế biến… cũng hấp thu một lượng rượu nhất định.
Ngoài ra, một số đồ uống từ trái cây, siro, nước tăng lực… cũng có thể chứa cồn. Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết khá nhanh.
Nước súc miệng, xịt miệng
Một số nhãn hiệu nước súc miệng, xịt miệng cho hơi thở thơm mát cũng có chứa cồn, rất dễ bị phát hiện sau khi sử dụng.
Nước súc miệng, có thể đạt 556.4mg/100ml khí thở, gấp nhiều lần lượng quy định, xịt miệng đạt 21mg/100ml. Do đó, tránh sử dụng nếu bạn đang lái xe trên đường hoặc sau khi dùng, cố gắng đợi ít nhất 10 phút rồi mới lái xe.
Lời khuyên:
Khi ăn những thực phẩm có khả năng tạo ra cồn, thực phẩm, thuốc có chứa ethanol nên súc miệng thật kỹ. Trước khi lái xe cần có thời gian ngồi nghỉ 30-60 phút. Trường hợp người dân có sử dụng các loại thực phẩm, thuốc có chứa ethanol thì lưu ý nên nghỉ ngơi ít nhất từ 15 phút đến nửa tiếng rồi mới tham gia giao thông.