Nô lệ tình dục cầm súng thề chiến đấu chống lại IS

22/07/2017 - 16:10
Một cô gái người Yazidi từng bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt cóc làm nô lệ tình dục - đã gia nhập đội ngũ các nữ binh chống lại những kẻ khủng bố đã từng hành hạ và biến cuộc đời mình thành địa ngục.
Từ tháng 11/2016, chị Heza Shankal đã quyết định cầm vũ khí, sát cánh cùng nhóm dân quân nữ ở Raqqa (Syria) để chiến đấu chống lại nhóm khủng bố. Sự trỗi dậy của IS tại Iraq đẩy cộng đồng thiểu số theo đạo Yazidi vào thảm cảnh bị “đuổi cùng diệt tận” vì chúng cho rằng người Yazidi là “những kẻ ngoại đạo tà giáo” và bức hại họ một cách tàn nhẫn.
Từ tháng 11/2016, chị Heza Shankal đã quyết định cầm vũ khí, sát cánh cùng nhóm dân quân nữ ở Raqqa (Syria) để chiến đấu chống lại nhóm khủng bố. Sự trỗi dậy của IS tại Iraq đẩy cộng đồng thiểu số theo đạo Yazidi vào thảm cảnh bị “đuổi cùng diệt tận” vì chúng cho rằng người Yazidi là “những kẻ ngoại đạo tà giáo” và bức hại họ một cách tàn nhẫn.
Heza và 2 em gái là 3 trong số hàng nghìn người bị bắt cóc khi IS tấn công Sinjar, phía Bắc Iraq tháng 8/2014. IS đã giết đàn ông, ép các bé trai làm chiến binh cho chúng và bắt cóc phụ nữ, trẻ em gái làm nô lệ tình dục.  Khoảng 300 phụ nữ Yazidi đã bị bắt để làm nô lệ, thậm chí làm nô lệ tình dục cho các tay súng Hồi giáo cực đoan. Liên hiệp quốc ghép các cuộc tàn sát người Yazidi của IS ở Sinjar vào tội diệt chủng.
Heza và 2 em gái là 3 trong số hàng nghìn người bị bắt cóc khi IS tấn công Sinjar, phía Bắc Iraq tháng 8/2014. IS đã giết đàn ông, ép các bé trai làm chiến binh cho chúng và bắt cóc phụ nữ, trẻ em gái làm nô lệ tình dục. Khoảng 300 phụ nữ Yazidi đã bị bắt để làm nô lệ, thậm chí làm nô lệ tình dục cho các tay súng Hồi giáo cực đoan. Liên hiệp quốc ghép các cuộc tàn sát người Yazidi của IS ở Sinjar vào tội diệt chủng.
Chia sẻ với báo chí, chị Heza kể:
Chia sẻ với báo chí, chị Heza kể: "Khi cuộc thảm sát diễn ra ở Sinjar, IS bắt cóc trẻ em và phụ nữ, tôi là một trong những người bị bắt đi. Chúng bắt chúng tôi như bắt cừu. Chúng đuổi theo chúng tôi và nhục mạ chúng tôi trên phố".
Mặc quần áo chiến đấu với súng trên tay, Heza nói rằng mình bị mua đi bán lại trong thị trường nô lệ tình dục của IS. Cuối cùng, cô tìm cách để chạy trốn thành công.
Mặc quần áo chiến đấu với súng trên tay, Heza nói rằng mình bị mua đi bán lại trong thị trường nô lệ tình dục của IS. Cuối cùng, cô tìm cách để chạy trốn thành công. "Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có lực lượng dân quân bảo vệ Sinjar. Vì vậy, tôi quyết định tham gia đơn vị này. Tôi cầm vũ khí để trả thù Abu Hassan, Abu Yusuf và Abu Sa'ad, những kẻ đã tra tấn tôi và nhiều phụ nữ khác”.
Chiến đấu với IS giúp Heza giảm bớt những nỗi đau tinh thần.
Chiến đấu với IS giúp Heza giảm bớt những nỗi đau tinh thần. "Khi bắt đầu chiến đấu, tôi cảm thấy đỡ lo lắng hơn. Tất cả những gì tôi muốn là trả thù cho đến khi toàn bộ phụ nữ được thả tự do", cô nói.
Bên cạnh Heza, khao khát trả thù cũng cháy bỏng trong nhiều người phụ nữ Yazidi khác, những người tự nguyện tham gia nhóm dân quân để chiến đấu với IS cả ở Iraq và Syria. Họ tham gia các các đơn vị tự vệ nữ giới (YPJ) - một nhánh gồm toàn chiến binh nữ trong Lực lượng tự vệ người Kurd (YPG) và Lực lượng bảo vệ Sinjar (YPS).
Bên cạnh Heza, khao khát trả thù cũng cháy bỏng trong nhiều người phụ nữ Yazidi khác, những người tự nguyện tham gia nhóm dân quân để chiến đấu với IS cả ở Iraq và Syria. Họ tham gia các các đơn vị tự vệ nữ giới (YPJ) - một nhánh gồm toàn chiến binh nữ trong Lực lượng tự vệ người Kurd (YPG) và Lực lượng bảo vệ Sinjar (YPS).
Nhiều người đã hoàn thành khóa đào tạo chiến đấu ở thị trấn Al-Qahtaniyeh. Tuy nhiên, tiểu đoàn mang tên “Nữ tự vệ vùng đất giữa hai sông” - khu vực ở giữa tuyến đường thủy Tigris và Euphrates lịch sử - gồm những nữ binh đầy nhiệt huyết, khát khao bảo vệ các giá trị của mình của cộng đồng và chống lại IS.
Nhiều người đã hoàn thành khóa đào tạo chiến đấu ở thị trấn Al-Qahtaniyeh. Tuy nhiên, tiểu đoàn mang tên “Nữ tự vệ vùng đất giữa hai sông” - khu vực ở giữa tuyến đường thủy Tigris và Euphrates lịch sử - gồm những nữ binh đầy nhiệt huyết, khát khao bảo vệ các giá trị của mình của cộng đồng và chống lại IS.
Một đặc điểm chung của tất cả phụ nữ khi tình nguyện tham gia chiến đấu chống IS đều chưa từng trải qua bất kỳ một khóa huấn luyện, đào tạo nào. Tuy nhiên, khi gia nhập quân ngũ, qua huấn luyện, họ cũng đã thành thạo cách dùng súng đạn, chế tạo bom và võ thuật.
Một đặc điểm chung của tất cả phụ nữ khi tình nguyện tham gia chiến đấu chống IS đều chưa từng trải qua bất kỳ một khóa huấn luyện, đào tạo nào. Tuy nhiên, khi gia nhập quân ngũ, qua huấn luyện, họ cũng đã thành thạo cách dùng súng đạn, chế tạo bom và võ thuật.
“Chúng tôi muốn mọi người biết rằng, phụ nữ không khác gì đàn ông khi họ cầm súng bảo vệ quê hương”, một nữ binh trong tiểu đoàn nói. Ngoài sứ mệnh cao cả này, họ còn muốn ngăn chặn IS khôi phục chế độ nô lệ, đàn áp phụ nữ.
“Chúng tôi muốn mọi người biết rằng, phụ nữ không khác gì đàn ông khi họ cầm súng bảo vệ quê hương”, một nữ binh trong tiểu đoàn nói. Ngoài sứ mệnh cao cả này, họ còn muốn ngăn chặn IS khôi phục chế độ nô lệ, đàn áp phụ nữ.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm