1. Tại Hàn Quốc, từ khoảng năm 2006 đến nay, Chính phủ đã đầu tư tổng cộng hơn 100.000 tỷ Won (gần 90 tỷ USD) vào các chương trình khuyến khích kết hôn sớm và sinh nhiều con.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ Hàn đảm đương những công việc quan trọng nơi công sở. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc của phụ nữ hiện đại phải tăng gấp đôi, gấp ba mới vừa hoàn thành được bổn phận với gia đình, vừa có thể theo đuổi sự nghiệp riêng.
Trong năm 2016, số lượng các cặp vợ chồng mới cưới đạt mức thấp nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Điều này cũng dẫn tới tỷ lệ sinh đang thấp kỷ lục, ở mức 1,2 - chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu.
Bộ Phúc lợi nước này đã ban hành lệnh cấm làm việc các ngày thứ 7, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, công ty thiết lập dịch vụ hỗ trợ giữ trẻ nơi công sở.
2. Còn tại Trung Quốc, với tỷ lệ kết hôn giảm và ly hôn ngày càng tăng, Trung Quốc đang lo ngại về tỷ lệ dân số già sẽ tăng cao. Vì vậy chính phủ đang khuyến khích các cặp đôi tiến tới hôn nhân.
Chương trình này do Tổ chức Hôn nhân Trợ cấp Hưu Bổng Trung Quốc khởi xướng. Được thành lập vào tháng 6/2017, đây là tổ chức phi lợi nhuận đầu tiên ở Trung Quốc được thiết kế để mang lại lợi ích cho đôi vợ chồng mới cưới (định nghĩa là đã lập gia đình trong một năm hoặc ít hơn) với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hôn nhân và gia đình.
Theo người đứng đầu văn phòng quỹ tại Thái Nguyên, đây là tỉnh được thí điểm đầu tiên.
Theo đó, những người thụ hưởng chương trình này có thể nhận được khoản tiền thưởng 3 nhân dân tệ (khoảng 10.000 VNĐ) cho mỗi gram vàng khi mua nhẫn cưới, 500 nhân dân tệ (khoảng 175.000 VNĐ) cho mỗi chiếc xe và giảm 5% cho các dịch vụ khác như chụp ảnh cưới… Ngoài ra, còn là các khoản trợ cấp bao gồm chi phí cho các địa điểm cưới, tuần trăng mật, trang trí nhà cửa và đồ gia dụng...
Thủ quỹ của văn phòng tỉnh Thái Nguyên nói rằng họ đã thành lập “một hệ thống dịch vụ đầy đủ bao gồm hỗ trợ phúc lợi công cộng, quy định ngành và sự tham gia của các doanh nghiệp”.
Nhờ chương trình, hơn 1.000 cặp vợ chồng trong thành phố đã được hưởng lợi. Theo ước tính, tổng số tiền trợ cấp sẽ đạt 98 triệu nhân dân tệ (khoảng 343.000.000 VNĐ) vào năm 2018, khi chương trình được phủ khắp.
3. Tại Nga, tỷ lệ sinh con của phụ nữ nước này cũng đang bị giảm sút. Theo Cơ quan thống kê của Chính phủ Nga dự đoán tình huống xấu nhất là dân số Nga sẽ giảm xuống còn 130,8 triệu người vào năm 2030. Năm 2012 có 1.896.263 trẻ chào đời ở Nga, tăng so với con số 1.793.828 trẻ năm 2011. Nhưng số người chết vẫn nhiều hơn số người sinh, cụ thể là có 1.898.836 người chết ở Nga vào năm 2012, và năm 2011 là 1.925.036 người chết.
Theo đó, bắt đầu từ năm 2018, nếu thu nhập của cả gia đình ở Nga không vượt quá 2 lần mức lương tối thiểu thì nhà nước sẽ trợ cấp tiền để gia đình nuôi đứa trẻ đó với mức là tối thiểu cần để có thể nuôi trẻ đó/tháng. Số tiền đó gia đình sẽ được nhận khi em bé mới sinh cho đến khi bé được 1,5 tuổi. Ước tính số tiền chi phí tổi thiểu nuôi 1 em bé phụ thuộc vào chi tiêu, giá cả ở từng vùng lãnh thổ của Nga, không phải là số tiền quy định chung cho cả lãnh thổ Nga. Thay đổi khoảng từ 10.500 rúp ở vùng đắt đỏ nhất là Moscow xuống đến 9.300 rúp ở vùng có mức lương tối thiểu thấp nhất (tức là khoảng xê dịch trong khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/tháng). Đây được cho là số tiền cần thiết để Nhà hỗ trợ trong việc nuôi 1 em bé và là chính sách để động viên người Nga sinh nhiều con hơn.
Với chính sách này, ước tính ở Moscow đang có khoảng 12 triệu dân thì sẽ có khoảng 339 nghìn gia đình sẽ được nhận trợ cấp này. Còn ở các tỉnh khác, hiện đang có 30% số dân sống dưới mức lương tối thiểu, vậy thì có khoảng ít nhất 1/3 số gia đình sẽ có thể được nhận nếu họ quyết tâm trong việc sinh đẻ.