Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ

Thiên Ánh (Tổng hợp)
15/11/2024 - 14:40
Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ

Nhà hoạt động Elizabeth Cady Stanton

Elizabeth Cady Stanton (12/11/1815 - 26/10/1902) là một nhà lãnh đạo của phong trào quyền phụ nữ ở Mỹ nửa đầu thế kỷ 19. Bà là tác giả chính của "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - một bước tiến trong phong trào đấu tranh giành quyền dân sự, xã hội, chính trị và tôn giáo cho phụ nữ Mỹ.

Những yêu cầu của bà về quyền bầu cử của phụ nữ đã trở thành nguyên lý trung tâm của phong trào nữ quyền và bà cũng tham gia chủ nghĩa bãi nô (xoá bỏ chế độ nô lệ) ở Mỹ thời bấy giờ.

Bà Elizabeth sinh ra tại thành phố Johnstown, New York, Mỹ. Cha bà là một Nghị sĩ, thẩm phán, nhưng lại cũng là một chủ nô, nên từ nhỏ, bà đã có đặc quyền được giáo dục, đồng thời cũng nhìn thấy những nô lệ làm việc cho gia đình và những bất công mà phụ nữ phải chịu.

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 1.

Ngôi nhà của gia đình Elizabeth Cady Stanton ở Seneca Falls, bang New York, Mỹ

Những điều này đã thổi bùng mong muốn trong cô gái trẻ về một xã hội công bằng hơn. Năm 1840, Elizabeth kết hôn với Henry Stanton, một diễn giả theo chủ nghĩa bãi nô và bắt đầu làm việc cùng những người chung chí hướng.

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 2.

“Bản Tuyên ngôn Tình cảm” được ký vào năm 1848 bởi 68 phụ nữ và 32 nam giới - tổng 100 trong số khoảng 300 người tham dự hội nghị đầu tiên về quyền phụ nữ ở Mỹ

Trong tuần trăng mật cùng Henry ở London, Anh, để tham dự Hội nghị thế giới về chống chế độ nô lệ, Elizabeth đã gặp nhà bãi nô Lucretia Mott. 

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 3.

Một bản kiến nghị gửi tới Quốc hội Mỹ năm 1865 về việc sửa đổi quyền bầu cử của phụ nữ, được ký bởi Elizabeth Stanton, Susan B. Anthony và nhiều nhà hoạt động khác về quyền phụ nữ

Cùng chung cảm giác tức giận và ấm ức khi những cuộc họp quan trọng đều không cho phụ nữ tham gia, hai người đã cùng nhau thề rằng sẽ thay đổi điều này. 

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 4.

Ngôi nhà mà Elizabeth Cady Stanton đã ở tại bang New Jersey trong thời gian hoạt động tích cực nhất của bà

Năm 1848, hai bà đã tổ chức hội nghị về quyền phụ nữ đầu tiên tại Seneca Falls, New York. Trong hội nghị này, Elizabeth đã đưa ra "Bản Tuyên ngôn Tình cảm", một phiên bản mở rộng của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ bằng cách thêm từ "phụ nữ" vào các vị trí quan trọng trong Tuyên ngôn gốc, đồng thời kêu gọi những thay đổi về mặt xã hội và pháp lý để nâng cao vị thế của phụ nữ. 

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 5.

Tem kỷ niệm với tiêu đề “100 năm tiến bộ của phụ nữ: 1848-1948”. Từ trái sang phải: Elizabeth Cady Stanton, Carrie Chapman Catt, Lucretia Mott.

Bà cũng làm việc rất tích cực với Susan B. Anthony, và những nỗ lực của bà về sau đã giúp Tu chính án thứ 19 Hiến pháp Mỹ được thông qua, cho phép phụ nữ nước này được bầu cử.

Bên cạnh việc đấu tranh cho quyền bầu cử, Elizabeth còn đấu tranh cho các quyền lợi khác của phụ nữ như về thai sản, nuôi dạy con cái, quyền sở hữu tài sản của phụ nữ đã kết hôn và cả việc chấm dứt chế độ nô lệ. 

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 6.

Hai nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng: Elizabeth Cady Stanton (ngồi) và Susan B. Anthony

Bà là một trong những nhà hoạt động vì quyền phụ nữ nổi tiếng nước Mỹ và cũng là tác giả của nhiều quyển sách liên quan tới các phong trào bà tham gia, trong đó có "Lịch sử quyền bầu cử của phụ nữ". 

Nữ tác giả "Bản Tuyên ngôn Tình cảm" - bước tiến trong phong trào nữ quyền ở Mỹ- Ảnh 7.

Tượng đài tưởng niệm hai vợ chồng nhà Stanton tại Nghĩa trang Woodlawn, thành phố New York, Mỹ

Mặc dù chưa bao giờ được quyền bỏ phiếu, Elizabeth Stanton đã trở thành một "ngọn đuốc" sáng cho việc đấu tranh vì nữ quyền để những người đi sau dõi theo và tiếp nối.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm