Nuôi tóc 20 năm để chống HIV/AIDS

28/05/2016 - 09:40
Một nhóm gồm 7 người phụ nữ trung niên đến từ các tỉnh của Trung Quốc đã nuôi mái tóc dài suốt 20 năm không cắt nhằm thực hiện chương trình vận động, nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh HIV/AIDS.
Nhóm phụ nữ tóc dài có tên “Mái tóc trải nghìn cây số” đến từ Hồ Bắc, Sơn Đông, Quảng Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Cát Lâm và Bắc Kinh (Trung Quốc) đã nuôi tóc suốt 20 năm và bộ tóc dài nhất lên tới 3,5m.
Nhóm phụ nữ tóc dài có tên “Mái tóc trải nghìn cây số” đến từ Hồ Bắc, Sơn Đông, Quảng Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Cát Lâm và Bắc Kinh (Trung Quốc) đã nuôi tóc suốt 20 năm và bộ tóc dài nhất lên tới 3,5m.
Những “công chúa tóc mây” cho biết nuôi tóc suốt 20 năm là một thử thách lớn nhưng họ muốn giữ lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Họ cho rằng tóc đen, dày và dài là dấu hiệu của sức khỏe và sự thịnh vượng.
Những “công chúa tóc mây” cho biết nuôi tóc suốt 20 năm là một thử thách lớn nhưng họ muốn giữ lại vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Họ cho rằng tóc đen, dày và dài là dấu hiệu của sức khỏe và sự thịnh vượng.
Nhóm phụ nữ này đang đi tới mọi nơi trong đất nước mình để kêu gọi chị em cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức về căn bệnh thế kỷ. Nhóm đã tới thăm huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông và cuộc vận động của họ đã thu hút đông đảo sự ủng hộ của người dân.
Nhóm phụ nữ này đang đi tới mọi nơi trong đất nước mình để kêu gọi chị em cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức về căn bệnh thế kỷ. Nhóm đã tới thăm huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông và cuộc vận động của họ đã thu hút đông đảo sự ủng hộ của người dân.
HIV/AIDS là một chủ đề nóng ở Trung Quốc khi người mắc bệnh phải chịu sự xa lánh của không chỉ cộng đồng mà của cả người thân. Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ việc người dân thiếu nhận thức đầy đủ về căn bệnh cũng như cách thức lây truyền. Cuộc vận động của nhóm 7 người phụ nữ tóc dài ở Tế Ninh đã góp phần cải thiện tình hình này.
HIV/AIDS là một chủ đề nóng ở Trung Quốc khi người mắc bệnh phải chịu sự xa lánh của không chỉ cộng đồng mà của cả người thân. Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ việc người dân thiếu nhận thức đầy đủ về căn bệnh cũng như cách thức lây truyền. Cuộc vận động của nhóm 7 người phụ nữ tóc dài ở Tế Ninh đã góp phần cải thiện tình hình này.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm