Phân biệt mận Trung Quốc 'đội lốt' Việt Nam

22/05/2016 - 10:55
Để tránh rủi ro mua phải mận Trung Quốc - không ngon và không an toàn bằng mận Việt Nam - người mua nên 'bỏ túi' vài mẹo phân biệt đơn giản.
Chị Lương Thị Hà (tiểu thương bán hoa quả lâu năm ở chợ Kim Liên, Hà Nội) cho biết, giá mận Việt bao giờ cũng đắt hơn mận Trung Quốc. Mận Việt đang rơi vào mức 60-80 nghìn đồng/kg trong khi mận Trung Quốc có giá 30-40 nghìn đồng/kg. Tuy vậy, chất lượng của mận Trung Quốc thì thua xa mận Việt. Người sành ăn là nhận ra ngay, cụ thể:

Hình dáng, màu sắc:

Thường mận Việt có quả nhỏ hơn mận Trung Quốc. Mận Việt có màu tím đến tím đậm, còn mận Trung Quốc có màu vàng mờ, nhiều quả có màu tím nhạt pha lẫn màu xanh nhưng không thể có màu tím đậm và đều như mận Việt.
man1.jpg
 Mận Việt có màu tím đến tím đậm, bề mặt vẫn còn lớp phấn trắng
man3.jpg
 Mận Trung Quốc có màu vàng mờ hoặc tím pha lẫn xanh, bề mặt trơn bóng
Bề mặt:

Mận Việt trên bề mặt quả vẫn còn lớp phấn trắng trong khi mận Trung Quốc thường có lớp vỏ trơn bóng, sạch sẽ, không có lớp phấn trắng bắt ở bề ngoài.

Độ mềm - cứng

Mận Việt thường sẽ rất tươi và cứng, nhiều quả còn nguyên cuống tươi và lá, bảo quản được khá lâu mà mận không bị mất đi độ ngọt. Còn mận Trung Quốc do quá trình vận chuyển và để lâu nên thường bị rụng cuống, phần cuống có thể đã bị thâm lại. Loại mận này để nhanh bị hỏng, ruột mềm nhanh nhũn, nhất là khi để tủ lạnh vài ngày.

Vị:

Mận Việt thường có vị chua, thanh và giòn khi chín có vị ngọt nhưng vẫn pha lẫn vi chua dịu. Mận Trung Quốc sẽ ăn ngọt hơn.

Tên các loại mận:

Mận tam hoa và mận hậu: Đây là hai loại mận chỉ có ở Việt Nam. Mận tam hoa và mận hậu được trồng chủ yếu ở vùng Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà (Lào Cai). Hai loại mận này khi chín bên ngoài nhìn vỏ mận sẽ có những nốt lấm tấm màu trắng xen lẫn màu đỏ. Cắn đôi quả mận ra sẽ thấy bên trong có màu tím đỏ thẫm. Ăn giòn, quả chín có vị ngọt pha lẫn với chua mát.

Mận đen: Loại mận đen, tím bầm, to bằng quả cà chua (to gấp 3-4 lần mận tam hoa), bên trong thịt mận có màu vàng, mọng nước, ăn mềm và có vị ngọt. Loại mận này thực chất nhập từ Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có loại mận đen nhưng quả nhỏ tương đương với mận tam hoa.
phan-biet-man-trung-quoc-man-viet-nam-3.jpg
 Mận đen 'đội lốt' mận Sa Pa nhưng thực chất đây là mận Trung Quốc
man4.jpg
Việt Nam cũng có loại mận đen nhưng quả nhỏ tương đương với mận tam hoa 
Mận cơm: Mận cơm Việt Nam thường có vào thời điểm đầu mùa, trước cả mùa mận tam hoa. Mận ăn có vị chua, chát, giòn. Trong khi đó, mận cơm đường của Trung Quốc lại có sau thời điểm mận tam hoa kết thúc (tháng 6 hàng năm).

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm