Phát hiện kháng thể vô hiệu nhiều biến chủng nCoV

N.A
24/08/2021 - 15:18
Phát hiện kháng thể vô hiệu nhiều biến chủng nCoV
Tờ Hindustan Times đưa tin, các nhà khoa học tại Đại học Washington ở St. Louis, bang Missouri (Mỹ) vừa phát hiện kháng thể mang tên SARS2-38 có thể vô hiệu hóa 6 biến chủng SARS-CoV-2 tham gia thử nghiệm, kể cả biến chủng Delta.

Các nhà khoa học cho biết, họ đã xác định được kháng thể này với khả năng bảo vệ cao trước nhiều biến chủng của virus gây Covid-19, khi được sử dụng ở liều thấp.

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, họ chủng ngừa chuột với vùng gắn thụ thể (RBD) của protein gai. Protein này được SARS-CoV-2 dùng để bám vào đường hô hấp và xâm nhập tế bào.

Nhóm nghiên cứu thu hoạch các tế bào sản xuất kháng thể và thu được 43 kháng thể nhận diện RBD.

Các kháng thể này sau đó được theo dõi khả năng phòng ngừa chủng SARS-CoV-2 ban đầu trong các tế bào đặt trên một đĩa thí nghiệm. Song song đó, 9 kháng thể mạnh nhất được thử nghiệm trên chuột để theo dõi khả năng bảo vệ chúng khỏi chủng SARS-CoV-2 ban đầu.

"Những loại kháng thể hiện nay có thể hiệu quả với một số nhưng không phải mọi biến thể", ông Michael Diamond, Giáo sư y khoa, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Virus chắc chắn sẽ tiếp tục tiến hóa theo thời gian. Việc tạo ra những kháng thể phổ rộng hiệu quả có tác dụng khi dùng riêng và có thể kết hợp với nhau sẽ giúp ngăn chặn sự kháng thuốc".

Những thí nghiệm khác chỉ ra điểm chính xác trên protein hình gai mà kháng thể nhận dạng và hai đột biến ở điểm đó có thể ngăn kháng thể hoạt động. Tuy nhiên, các đột biến này rất hiếm gặp trong thực tế. Nhóm nghiên cứu kiểm tra cơ sở dữ liệu gồm gần 800.000 trình tự nCoV và phát hiện tỷ lệ đột biến xuất hiện trong số đó chỉ ở mức 0,04%.

Các biến chủng trong thử nghiệm bao gồm 4 biến chủng gây lo ngại là Alpha, Beta, Gamma và Delta, cũng như 2 biến chủng đáng quan tâm là Kappa và Iota.

Nguồn: Hindustan Times
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm