Phát triển dân tộc thiểu số từ ‘giảm nghèo’ sang ‘làm giàu’ qua chuỗi giá trị

21/08/2018 - 09:57
Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ mô hình cây sâm Ngọc Linh để giảm nghèo bền vững và làm giàu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày 20/8, tại Quảng Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số với Chủ đề “Sâm Ngọc Linh – Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số” do Ủy ban Dân tộc và tỉnh Quảng Nam tổ chức.

sam-ngoc-linh10.jpg
Phos Thủ tướng Thường trực Trương hòa bình phát biểu tại Diễn đàn.

 

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Trong diễn đàn này, chúng ta đã được nghe những chia sẻ về phương pháp tiếp cận phát triển chuỗi giá trị trong phát tiển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; những khuyến nghị về thay đổi phương pháp tiếp cận từ “giảm nghèo” sang “làm giàu” vừa bảo đảm phù hợp nền kinh tế thị trường vừa dựa trên những lợi thế của khu vực miền núi.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 lựa chọn chủ đề "Sâm Ngọc Linh – Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số" thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu để Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là các địa phương, các doanh nghiệp cùng các đối tác phát triển tiếp tục nghiên cứu, thực hiện, cùng chung tay, đồng hành, sát cánh vì mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian tới.

Đó là, tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là mô hình có thể triển khai ở những địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng, gắn với các tiêu chí giảm nghèo đa chiều khác… Đặc biệt, là mô hình tạo ra chuỗi giá trị phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ cây sâm Ngọc Linh đã có những thành công rất ấn tượng có thể di thực, thí điểm, nhân rộng ra ở những địa phương có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, độ che phủ của rừng…

sam-ngoc-linh.jpg
Diễn đàn phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 

Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý, ở Việt Nam còn nhiều cây dược liệu quý, đặc hữu khác, giá trị cao ở cả đồng bằng và miền núi trên nhiều độ cao và khí hậu khác nhau, nếu được định hướng nghiên cứu đầu tư đúng mức và áp dụng mô hình phát triển như sâm Ngọc Linh sẽ tạo ra chuỗi giá trị góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển khá giả, làm giàu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Phó Thủ tướng, để xây dựng hệ thống chính sách dân tộc một cách đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh KTXH giai đoạn sau 2020, các bộ ngành, đặc biệt là Ủy ban Dân tộc cần phải nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá, phát huy những kết quả đạt được, đề ra các giải pháp, chính sách đột phá hơn nữa cho thời gian tới, nhất là huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển KTXH vùng dân tộc miền núi.

Các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa phát triển sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị; có hỗ trợ thiết thực phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có lợi thế - đặc sản của địa phương mình; khuyến khích vươn lên làm giàu từ những chuỗi giá trị; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý tới câu chuyện phát triển các chuỗi giá trị lâm sản ngoài gỗ trên vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm