pnvnonline@phunuvietnam.vn
Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em từ chăm sóc 1.000 ngày đầu đời
Theo đó, mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam.
Chương trình đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 11%, riêng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dưới 15%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 8%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 23%, riêng ở vùng miền núi dưới 25,5%; đến năm 2030: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 19%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 10,5%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 7%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 20%, riêng ở vùng miền núi dưới 23,5%.
Về nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ, đến năm 2025, Chương trình đặt mục tiêu 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 70% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách; đến năm 2030, các tỷ lệ này lần lượt là 85%; 30% và 80%.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đề ra các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu như rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, trong đó có hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các chỉ tiêu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và đưa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương; xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp theo nhóm đối tượng và vùng miền.
Đặc biệt, trong giải pháp về thể chế, chính sách, Chương trình nêu rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh phối hợp liên ngành, chú trọng phối hợp với Hội LHPN Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình.
Chương trình cũng đề nghị Hội LHPN Việt Nam vận động hội viên và gia đình hội viên thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng với phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi; chú trọng các nội dung như chăm sóc bà mẹ trước sinh, hướng dẫn, tư vấn cho con bú sữa mẹ, bổ sung vi chất, thực hiện dinh dưỡng hợp lý.
Quyết định 1896/QĐ-TTg ngày 25/12/2019
Bên cạnh đó tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động về lợi ích của việc khám thai định kỳ và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng. Triển khai toàn diện các can thiệp về chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời bao gồm thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng và địa bàn…