Phụ nữ Khmer nỗ lực giữ nghề vẽ tranh kiếng

Minh Tuấn
22/07/2025 - 18:09
Phụ nữ Khmer nỗ lực giữ nghề vẽ tranh kiếng

Ở tuổi 67, bà Triệu Thị Vui, người Khmer, vẫn gắn bó với nghề vẽ tranh kiếng. Học nghề từ gia đình chồng, bà đã theo đuổi nghề này mấy chục năm qua.

Xã Thuận Hòa, TP Cần Thơ (trước đây là xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) vốn là cái nôi của nghề vẽ tranh kiếng (tranh kính). Cùng với sự thay đổi của cuộc sống, hiện nay nghề này đã bị mai một. Bà Triệu Thị Vui là nghệ nhân người Khmer hiếm hoi còn làm nghề này, với mong muốn gìn giữ và lưu truyền một nét giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng.
Nỗ lực lưu giữ nghề vẽ tranh kiếng của người Khmer- Ảnh 1.

Tranh kiếng của đồng bào Khmer tại ấp Phước Thuận phần lớn khắc họa chân dung Đức Phật, điển tích Phật giáo. Tranh thường được treo trong nhà để thờ phụng hoặc trang trí. Tranh mang đậm tính giáo dục, hướng thiện theo triết lý Phật giáo Tiểu thừa.

Nỗ lực lưu giữ nghề vẽ tranh kiếng của người Khmer- Ảnh 2.

Nét đặc trưng của nghệ thuật vẽ tranh kiếng là hình ảnh được vẽ từ mặt sau nhưng hình ảnh hoàn thiện sẽ được chiêm ngưỡng từ mặt trước. Người vẽ ngoài đôi tay tài hoa còn cần tính kiên nhẫn vì mỗi lớp màu vẽ phải phơi cho khô rồi mới thực hiện được lớp tiếp theo.

Nỗ lực lưu giữ nghề vẽ tranh kiếng của người Khmer- Ảnh 3.

Lưỡi dao lam có công dụng như một “cục gôm”, được sử dụng để cạo bỏ những đường cọ bị lem ra trong lúc vẽ, mang lại sự sắc sảo cho đường nét.

Nỗ lực lưu giữ nghề vẽ tranh kiếng của người Khmer- Ảnh 4.

Bà Triệu Thị Vui cho biết bức tranh kiếng hoàn thiện có giá bán từ 200 nghìn đến 400 ngàn đồng, tùy theo kích cỡ. Dù thu nhập không cao nhưng bà cảm thấy vui khi tin rằng mình vẽ tranh Phật mang đến phước lành cho mọi nhà. Hằng ngày, nghệ nhân Triệu Thị Vui còn dành thời gian để truyền dạy nghề miễn phí cho người trẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm