"Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn, làm tốt phần hài nhưng bi lại chưa tới

Đào Anh Tú
14/10/2023 - 22:12
"Đất rừng phương Nam" bản điện ảnh thực sự là một tác phẩm đáng để khán giả ra rạp.

Thời điểm hiện tại, bộ phim "Đất rừng phương Nam" phiên bản điện ảnh đang là tâm điểm của sự chú ý. Tác phẩm khắc họa tinh thần yêu nước, đấu tranh chống giặc của người dân, đồng thời kể về hành trình đi tìm cha của cậu bé An (Hạo Khang).

An vốn là một cậu bé lớn lên tại thành phố. Bố cậu làm Cách Mạng bị phát hiện nên mẹ con An bị giặc truy đuổi. Trên đường chạy trốn, mẹ An không may qua đời. An được Út Lục Lâm (Tuấn Trần), một gã ăn trộm cưu mang cứu giúp.

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn vẫn gây ấn tượng, Việt Nam quá đẹp trên màn ảnh - Ảnh 2.

Từ đó, hai người bắt đầu hành trình đi tìm bố của An. Suốt hành trình này, bé An được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, gặp gỡ nhiều người cả tốt lẫn xấu, trải qua những sự việc mà trước đây em không bao giờ nghĩ mình sẽ trải qua.

Việt Nam quá đẹp và đậm chất "tình" trên màn ảnh

Với "Đất rừng phương Nam", khán giả sẽ được thấy một Việt Nam đẹp nên thơ đến nhường nào. Đó là những dòng sông nặng trĩu phù sa, chợ nổi mang đậm bản sắc văn hóa hay vẻ hoang sơ hùng vĩ của những cánh rừng già bát ngát. 

Không chỉ vậy, hiện lên trước mắt người xem còn là hình ảnh thành phố, làng quê thời kỳ xưa được tái hiện một cách công phu. Tất cả khiến chúng ta phải choáng ngợp và thốt lên rằng "Việt Nam ta, đất phương Nam đẹp đẽ thế".

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn vẫn gây ấn tượng, Việt Nam quá đẹp trên màn ảnh - Ảnh 3.

Xem "Đất rừng phương Nam", khán giả phải thốt lên rằng đất nước mình đẹp tuyệt vời đến thế.

Nhưng Việt Nam không chỉ đẹp vì phong cảnh, mà còn đẹp vì những con người sống đậm chất tình. Ở câu chuyện giữa Út Lục Lâm và bé An, hai con người vốn xạ lạ nhưng lại trở thành người thân nhất của nhau, đó là tình bạn, tình anh em. Ở câu chuyện giữa cha con bé An hay cha con ông Tiều, đó là nét đẹp của tình phụ tử.

Thế nhưng trong số những cái "tình" được khắc họa ở "Đất rừng phương Nam", cái "tình" lớn lao và thiêng liêng nhất, đó là tình yêu nước nồng nàn, tha thiết. Ông Tiều khi bị bắt thà tự cắn lưỡi, biến mình thành người câm cũng không khai ra bất cứ lời nào. Thầy giáo Bảy bởi yêu nước mà muốn dùng lời ca, tiếng hát để lay động mọi người.

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn vẫn gây ấn tượng, Việt Nam quá đẹp trên màn ảnh - Ảnh 4.

Hình ảnh trong phim "Đất rừng phương Nam"

Trấn Thành ít đất diễn nhưng vẫn có cảnh "đinh", Tuấn Trần - Băng Di - bé Hạo Khang tỏa sáng

Trong dàn cast của "Đất rừng phương Nam", Trấn Thành dĩ nhiên là một trong những cái tên đáng chú ý nhất. Ở tác phẩm lần này, anh đảm nhận vai bác Ba Phi. Đây là một nhân vật phụ, chẳng có quá nhiều đất diễn. Dẫu vậy, khi bộ phim đạt tới cao trào, bác Ba Phi lại gây ấn tượng cho khán giả với tinh thần trượng nghĩa.

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn vẫn có cảnh "đinh", Việt Nam quá đẹp trên màn ảnh - Ảnh 5.

Trấn Thành không có nhiều đất diễn trong "Đất rừng phương Nam". Tuy nhiên, anh vẫn có một cảnh "đinh".

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn vẫn có cảnh "đinh", Việt Nam quá đẹp trên màn ảnh - Ảnh 6.

Nếu phải chỉ ra ba nhân vật tỏa sáng nhất ở "Đất rừng phương Nam", vậy thì đó phải là Tuấn Trần, Băng Di và bé Hạo Khang. Xuyên suốt bộ phim, Tuấn Trần là người mang tới nhiều tiếng cười cho khán giả với cảnh nhân vật Út Lục Lâm giả vờ làm một công tử giàu sang, đóng vai bà vợ của sĩ quan chỉ huy Pháp hay có những màn đối thoại hài hóm hỉnh cùng bé An. 

Trong khi đó, Băng Di lại thể hiện một cách rõ ràng sự khác biệt giữa hai bộ mặt của dì Tư Mắm. Với những khán giả chưa xem bản truyền hình, tin rằng họ sẽ cảm thấy rất bất ngờ trước hai bộ mặt mà dì Tư Mắm của Băng Di đem lại.

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn vẫn có cảnh "đinh", Việt Nam quá đẹp trên màn ảnh - Ảnh 7.

Vai Tư Mắm do Băng Di đảm nhận.

Cuối cùng, cần dành những lời khen cho bé Hạo Khang, người đảm nhận vai An. Dù còn ít tuổi lại phải nhận một nhân vật có nhiều sự chuyển biến tương đối phức tạp về tâm lý. Ở những cảnh quan trọng như khi nhân vật An đau lòng vì mất mẹ, xúc động nghẹn ngào khi gặp lại cha hay lo lắng cho Út Lục Lâm, bé Hạo Khang đều thể hiện được cảm xúc của nhân vật.

Diễn viên tốt, đầu tư lớn nhưng vẫn còn điểm trừ về mặt cảm xúc

Có thể nói, "Đất rừng phương Nam" là một bộ phim chỉn chu, được đầu tư công phu về bối cảnh. Dàn diễn viên cho thấy sự nỗ lực hết sức mình để đảm nhận tròn trịa các nhân vật được giao. Bên cạnh đó, các phân cảnh hành động cũng được thực hiện một cách ấn tượng, mãn nhãn. 

Review "Đất rừng phương Nam": Trấn Thành ít đất diễn, làm tốt phần hài nhưng bi lại chưa tới - Ảnh 8.

"Đất rừng phương Nam" làm tốt phần hài, nhưng bi lại chưa tới.

Tuy nhiên, tác phẩm này không phải là không có điểm trừ. Với việc thời lượng của một bộ phim điện ảnh chỉ có hạn, trong khi có quá nhiều nội dung được đưa vào, ekip sản xuất đã không thể đào sâu vào tâm lý của các nhân vật, từ đó xây dựng sự kết nối mạnh mẽ về cảm xúc cho khán giả. 

Khi xem "Đất rừng phương Nam", người xem sẽ thấy đây là một kịch bản có câu chuyện, mang lại được tiếng cười. Thế nhưng, phim lại chẳng thể khiến người xem rơi nước mắt, dù rằng những nội dung về gia đình bé An, hoàn cảnh của Út Lục Lâm hay cha con ông Tiều đều có thừa bi kịch.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm