Rửa bình sữa kiểu này chẳng khác nào bé đang nuốt vi khuẩn vào miệng

Phan Hằng
06/06/2023 - 14:54
Rửa bình sữa kiểu này chẳng khác nào bé đang nuốt vi khuẩn vào miệng
Có một số sai lầm khi rửa bình sữa cha mẹ cần chú ý để không gây bệnh cho con mình.

Bình sữa là một trong những vật dụng phổ biến nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bình sữa không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ sinh sôi vi khuẩn, bệnh rất dễ xâm nhập qua đường miệng.

Nên tiệt trùng bình sữa bao lâu một lần?

Bình sữa nên được tiệt trùng sau mỗi lần trẻ bú. Trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi có thể tiệt trùng bình sữa 3 lần/ngày. Tần suất tiệt trùng không nên quá nhiều, nếu không sẽ không có lợi cho việc thiết lập hệ vi khuẩn bình thường trong dạ dày và ruột của trẻ. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tiệt trùng 1 lần/ngày tùy theo tình hình thực tế.

Rửa bình sữa kiểu này, chẳng khác nào bé đang nuốt vi khuẩn vào miệng - Ảnh 1.

Cha mẹ có thể kéo dài thời gian tiệt trùng bình sữa nhưng cũng đừng bỏ qua công đoạn này. Núm vú tiếp xúc với miệng của trẻ lâu, nếu không tiệt trùng kỹ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh.

Những hiểu lầm khi rửa bình sữa cho bé

Chần trong nước sôi thay vì khử trùng

Nước đun sôi thực sự không hiệu quả trong việc khử trùng. Mặc dù nhiệt độ của nước sôi có thể đạt tới 100 độ nhưng do quá trình đun sôi nước quá ngắn nên nước sôi không kịp tiêu diệt vi khuẩn, nhiệt độ đã bị hạ xuống.

- Nước vẫn còn đọng lại trong bình sữa

Nhiều cha mẹ sau khi rửa xong không làm khô bình sữa mà đã vội vàng lấy để pha sữa cho con uống.

Trên thực tế, nếu sau khi vệ sinh bình sữa không được sấy khô, vi khuẩn sẽ phát triển bên trong bình sữa, có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa của trẻ, dẫn tới các trường hợp như bị nôn trớ hoặc tiêu chảy. Do đó, cha mẹ hãy nhớ lau khô bình sữa sau khi vệ sinh bình sữa.

- Rửa bình bằng nước rửa chén

Một số cha mẹ thường rửa bình sữa của con bằng nước rửa bát đĩa tại nhà để tiết kiệm thời gian. Điều cha mẹ cần biết là nếu không vệ sinh bình sữa đã qua sử dụng kịp thời sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và lây lan.

Hơn nữa, nếu để chung bình sữa với bát đĩa đựng đồ ăn của gia đình và rửa chung, bình sữa sẽ bị dính chất tẩy rửa cùng vết dầu từ thức ăn thừa, hoàn toàn không tốt cho trẻ.

Làm thế nào để tiệt trùng bình sữa cho bé?

1. Rửa đúng cách

Sau mỗi lần trẻ bú, lượng sữa còn lại cần đổ ra ngoài để tránh sữa bị lên men, mốc, vi khuẩn sinh sôi trong bình sẽ khó vệ sinh hơn.

Khi vệ sinh, trước tiên hãy đổ hết lượng sữa còn lại, rửa sạch bình bú, nắp đậy, tháo rời núm vú, tráng sơ nước sạch trước.

Sau đó nhỏ một lượng dung dịch rửa bình sữa chuyên dụng vào bình, thêm một lượng nước thích hợp, lắc khoảng 10 giây rồi dùng cọ rửa bình cẩn thận cả bên trong và bên ngoài.

Rửa bình sữa kiểu này, chẳng khác nào bé đang nuốt vi khuẩn vào miệng - Ảnh 3.

2. Lau khô hoàn toàn

Sau khi rửa, bình sữa cần lau thật khô hoặc đặt nơi thoáng gió để hơi ẩm bốc hơi hoàn toàn. Độ ẩm là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nên bạn cần hết sức chú ý.

3. Tiệt trùng

Nhúng ngập hoàn toàn bình sữa trong nước, sau đó vặn nhỏ lửa đun đến khi sôi và đun trong khoảng 6 phút. Tránh nấu quá lâu gây biến dạng nhựa. Sau khi tiệt trùng xong, lấy các bộ phận của bình sữa ra và đặt lên giá phơi chuyên dụng để khô tự nhiên.

Đặc biệt, bạn cần chú ý đến việc bình sữa mình sử dụng có thể được hấp ở nhiệt độ cao hay không.

Bình bú là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với trẻ nên cha mẹ phải chịu khó vệ sinh kỹ, không được làm chiếu lệ, nếu không sẽ gây bệnh cho trẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm