Tại khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 2 (TPHCM), chị Tuyền không giấu được sự mệt mỏi, lo lắng sau gần 1 tuần không ngủ vì chăm con. Theo lời kể của người mẹ đang mang thai tháng thứ 4 này, gia đình chị ngụ tại Đắk Lắk, công việc chủ yếu là trồng cà phê, điều. Trước thời điểm con gái nhập viện cấp cứu, bé có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi, bỏ bú và quấy khóc, chị Tuyền chỉ nghĩ bé bị bệnh hô hấp như mọi lần nên tự ra tiệm thuốc kể bệnh rồi mua thuốc về nhà điều trị cho con.
"Uống thuốc hạ sốt thì có giảm, nhưng sau đó bé sốt lại, quấy khóc suốt ngày đêm. Sau 3 ngày thì tay, chân, miệng bé xuất hiện mụn nước, người lịm đi, thỉnh thoảng co giật. Sợ quá, chị đưa bé xuống TPHCM. Bác sĩ nói bé bị bệnh tay chân miệng (TCM), lập tức đưa cháu vào phòng cấp cứu, gắn máy hỗ trợ thở. Chỉ vì lơ là nên chút nữa là có thể không cứu được con", chị Tuyền kể.
"Uống thuốc hạ sốt thì có giảm, nhưng sau đó bé sốt lại, quấy khóc suốt ngày đêm. Sau 3 ngày thì tay, chân, miệng bé xuất hiện mụn nước, người lịm đi, thỉnh thoảng co giật. Sợ quá, chị đưa bé xuống TPHCM. Bác sĩ nói bé bị bệnh tay chân miệng (TCM), lập tức đưa cháu vào phòng cấp cứu, gắn máy hỗ trợ thở. Chỉ vì lơ là nên chút nữa là có thể không cứu được con", chị Tuyền kể.
Không cặp nhiệt độ khi theo dõi trẻ sốt có thể bỏ qua nhiều dấu hiệu quan trọng |
Cùng tình trạng như chị Tuyền, theo ghi nhận của chúng tôi tại một số BV và phòng khám Nhi ở TPHCM trong những ngày qua, đa phần bệnh nhi bị tay chân miệng (TCM) chuyển nặng, phải nằm theo dõi tại phòng cấp cứu là do sự chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc của cha mẹ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng TPHCM, thời gian gần đây, số trẻ mắc TCM đang gia tăng. Nếu mắc do EV 71, có thể gây biến chứng rất nặng, ngoài những tổn thương tay, chân, miệng nó có thể gây viêm não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong nhanh chóng.Biểu hiện điển hình của TCM là xuất hiện các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, miệng, có thể kèm theo sốt hoặc không. Lứa tuổi mà bé thường bị nhiễm khoảng trên 6 tháng đến 3 tuổi.
Phụ huynh lơ là có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn. (Ảnh minh hoạ) |
Cũng theo bác sĩ Nam, khi trẻ bị TCM, nhiều phụ huynh hoảng sợ, mất bình tĩnh dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong chăm sóc và theo dõi bệnh của trẻ. Điều này khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nặng, thậm chí có thể gây biến chứng. Dưới đây là những sai lầm trong chăm sóc, có thể khiến bệnh TCM của trẻ trở nặng.
- Cho trẻ uống kháng sinh: TCM không có thuốc chữa, việc uống kháng sinh không tác dụng trong điều trị TCM. Tất cả thuốc chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ và giảm nhẹ, vì vậy phụ huynh chỉ cho bé uống thuốc giảm sốt khi bé sốt 38,5 độ hoặc đau miệng.
- Cho trẻ uống kháng sinh: TCM không có thuốc chữa, việc uống kháng sinh không tác dụng trong điều trị TCM. Tất cả thuốc chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ và giảm nhẹ, vì vậy phụ huynh chỉ cho bé uống thuốc giảm sốt khi bé sốt 38,5 độ hoặc đau miệng.
- Không cách ly trẻ: TCM tự hết trong vòng 5-7 ngày, tuy nhiên bệnh vẫn tiếp tục có thể lây nhiễm qua nước bọt hoặc chất dịch ở mụn nước. Vì vậy, phụ huynh cần cho bé cách ly, thông báo cho giáo viên để chủ động vệ sinh lớp học, kiểm tra các trẻ khác, cho bé nghỉ học ở nhà từ 10 ngày đến 2 tuần, hạn chế đến những nơi công cộng.
- Sử dụng cặp nhiệt độ theo dõi sốt cho trẻ: Nhiều phụ huynh có thói quen chỉ kiểm tra tình trạng sốt của con bằng biện pháp chạm tay lên trán hoặc người, tuy nhiên nhiều trẻ bị TCM sốt cao nhưng sờ tay không nóng. Vì vậy, phụ huynh cần sử dụng cặp nhiệt độ để theo dõi tình trạng sốt của trẻ. Nếu trẻ sốt cao, sử dụng thuốc hạ sốt không đáp ứng, cần đưa trẻ tới BV hoặc các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.
- Ép trẻ ăn đồ bổ dưỡng: Khi bị TCM, trẻ rất biếng ăn, phụ huynh hoang mang, sợ trẻ không có đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể nên tìm cách ép trẻ ăn các đồ bổ dưỡng như yến, gà, vịt tiềm... Tuy nhiên, điều này không mang lại hiệu quả vì cơ thể bé mệt, chán ăn, đau miệng, nếu ép trẻ ăn sẽ chỉ làm trẻ khóc, ói. Phụ huynh chỉ nên cho bé ăn đồ lỏng, mềm, mát và cho ăn thành nhiều lần để bé có thể hấp thụ tốt.
- Không vệ sinh đúng cách: Trẻ bị TCM thường chán ăn, ngậm đồ ăn trong miệng, nhiều phụ huynh thấy con đau miệng, bỏ qua thói quen vệ sinh răng miệng cho con, điều này có thể gây nên tình trạng bội nhiễm. Để tránh tình trạng này, phụ huynh cần chú ý chăm sóc chu đáo răng miệng cho trẻ bằng cách duy trì đánh răng hoặc dùng gạc giúp vệ sinh răng và lưỡi.