Thứ năm, 10/4/2025
Ít mâyHà Nội
24° - 31°C

Sản xuất thực phẩm "xanh" với mãng cầu sấy dẻo

An Khê (Thực hiện)
13/10/2022 - 17:39
Sản xuất thực phẩm "xanh" với mãng cầu sấy dẻo

Chị Phan Ngọc Diệp và sản phẩm của mình

Từ món mứt mãng cầu xiêm thường làm vào dịp Tết, chị Phan Ngọc Diệp (SN 1983) nảy ra ý tưởng phát triển cơ sở sản xuất các sản phẩm chế biến từ loại quả này.

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình, chị Phan Ngọc Diệp cho biết: "Huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) có rất nhiều cây mãng cầu xiêm, hay còn gọi là mãng cầu gai, thơm ngon và chất lượng. Để tận dụng nguồn quả thu hoạch được, nhiều hộ gia đình đã thử tìm cách chế biến quả mãng cầu thành các sản phẩm như mứt, rượu, trà… Gia đình tôi cũng như nhiều gia đình ở vùng đất Mỹ Xuyên, cứ đến Tết là làm mứt từ trái mãng cầu xiêm. Nhưng sợ đồ ngọt nên nhiều người làm ra, sau Tết lại phải mang bỏ đi. Vì vậy, tôi nghĩ, nếu chế biến mãng cầu mà không phải cho thêm đường, giữ nguyên được hương vị thì tốt biết mấy. Vậy là tôi nung nấu ý tưởng làm mãng cầu sấy dẻo".

PV: Trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, chị có gặp khó khăn gì?

Chị Phan Ngọc Diệp: Có rất nhiều khó khăn từ ý tưởng đến hiện thực. Khi thử làm mãng cầu sấy dẻo, tôi đã phải thử đi thử lại nhiều lần, từ khâu lựa chọn trái cây đến chế biến, bảo quản. Tôi đã phải chỉnh sửa công thức rất nhiều lần mới có thể phù hợp với khẩu vị của khách hàng, đặc biệt là làm sao những người bị tiểu đường cũng có thể ăn được. Số vốn ban đầu rất ít, lại làm thủ công nên sản lượng không nhiều. Cùng với đó là việc giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, khó khăn nào rồi cũng vượt qua, quan trọng là mình không nản chí, theo đuổi mục tiêu đến cùng. Tôi đã vừa làm công việc tại Trung tâm y tế huyện Mỹ Xuyên, vừa điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở. Tôi phải tranh thủ từng giờ, từng phút để thực hiện đam mê của mình.

PV: Hiện nay, thị trường mứt hoa quả sấy dẻo khá cạnh tranh. Đối với sản phẩm của mình, chị có cách nào để tạo dấu ấn riêng?

Chị Phan Ngọc Diệp: Khi đến với mãng cầu sấy dẻo, tôi chưa có tham vọng biến sản phẩm gắn với tên vùng miền, bởi quy mô sản xuất còn nhỏ. Thế nhưng đó cũng là mục tiêu mà tôi luôn khát khao hướng tới. Song song với đó là mục tiêu nâng cao giá trị của trái mãng cầu xiêm Sóc Trăng, mang lại thu nhập cho người trồng mãng cầu, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Còn về sản phẩm hiện nay, tôi đang sản xuất theo hướng thực phẩm "xanh". "Mãng cầu sấy dẻo Diệp Phan" hiện nay không chất bảo quản, không phẩm màu, hoàn toàn là hương vị tự nhiên của mãng cầu miền Tây. Tôi muốn mang đến sản phẩm sạch, ngon, tốt cho sức khoẻ. Khách hàng sẽ cảm thấy mình đang ăn món ăn nhà làm và cảm nhận được hương vị quê nhà trong đó.

PV: Hướng phát triển các kênh kinh doanh của chị là gì?

Chị Phan Ngọc Diệp: Kinh doanh online là một phần không thể thiếu hiện nay. Tôi đã và đang bán hàng online trên mạng xã hội facebook, zalo và đang tiến tới các sàn thương mại điện tử. Song song với đó, tôi có kế hoạch mở cửa hàng bán tại chỗ và sản xuất với quy mô lớn hơn. Tôi muốn khách hàng, nhất là khách du lịch, có được trải nghiệm tốt khi đến với Diệp Phan.

PV: Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Bạn đọc quan tâm sản phẩm có thể liên hệ chị Phan Ngọc Diệp, chủ cơ sở sản xuất mãng cầu sấy dẻo Diệp Phan, địa chỉ: Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; điện thoại: 0835.548494; fanpage: Mãng Cầu sấy dẻo Diệp Phan.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm