Bệnh nhân Nguyễn Lan Phương, Q.10, TPHCM, kể rằng cô quay lại gặp Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Nga, phụ trách Phòng khám Phẫu thuật thẩm mỹ Thiên Nga (TPHCM), để tái khám sau 3 tháng phẫu thuật điều trị sụp mi.
Rất nhiều người thắc mắc về bệnh của Phương, càng quan tâm hỏi han thì Phương lại càng ngại ngùng. Hơn thế, cô luôn phải nhướng mắt lên để nhìn cho rõ nên mắt mỏi rất nhanh. Lúc đi lại, sinh hoạt hàng ngày nhướng mắt lên nhiều đã khó, khi ngồi bên máy tính làm việc, thì còn mệt hơn.
Phương cho biết, công việc văn phòng của cô sử dụng máy tính khá nhiều. Cứ sau 1 tiếng ngồi trước màn hình thì cô uể oải vô cùng, suốt ngày lo lắng không hoàn tất được công việc. Được cô bạn thân chỉ dẫn, Phương đã tới gặp bác sĩ Trần Thị Nga để được tư vấn khám bệnh và chữa trị.
“Sau khi thăm khám, mắt của Phương bị sụp mi bên phải độ 2 và chức năng cơ nâng mi vẫn khá. Tôi đã thực hiện phẫu thuật thu ngắn cơ nâng mi mắt bên phải cho Phương. Hiện tại, 2 mắt của Phương đã cân đối hơn rất nhiều”, bác sĩ Trần Thị Nga cho biết.
Phương cười rất tươi khi kể rằng cô giờ không cần ngồi trong phòng hay buổi tối mà đeo kiếng đen thùi lùi nữa. Khi chưa phẫu thuật, nhiều lúc đi sinh nhật bạn bè hoặc đi đám tiệc, không đeo kiếng mát thì cô không tự tin. Mà đeo kiếng vào rồi cũng lại mặc cảm hơn vì ai cũng để ý, ai cũng hỏi. Có lần, Phương đánh liều chẳng đeo kiếng, ngồi ăn tối với mấy người bạn thì ai cũng nhìn cô thắc mắc về việc mắt bên to bên nhỏ.
“Nhiều khi gắp đồ ăn, em cũng cứ phải nhướng mắt lên để nhìn cho rõ, mỏi lắm. Mà trong bàn ăn hay quán ăn, ai cũng cứ dòm mình. Ngại không để đâu cho hết. Sau khi được bác sĩ Nga phẫu thuật nâng mi, thấy 2 mắt đã đều nhau, em mừng quá”, Phương tâm sự. Cô gái này cũng kể rằng, sau khi tái khám xong thì sẽ ra ngay Trung tâm thương mại để mua chì kẻ mắt. Mấy năm mắc chứng bệnh trên, Phương không dám ghé quầy mỹ phẩm. Nhiều khi nghe đám bạn mách nhau cuối năm có hàng giảm giá thương hiệu mỹ phẩm này kia, mà Phương đành né đi, không dám bàn tới. Giờ phẫu thuật thành công rồi, mắt không còn phải nhướng cho mỏi, phần thẩm mỹ đã ổn định, sự tự tin quay trở lại, vui lắm!
Chất lượng sống được cải thiện
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Nga cho biết, sụp mi là tình trạng mí trên bị sụp xuống, che phủ phần trên đồng tử làm giảm tầm nhìn của mắt. Người bị sụp mi thường phải nhướng lông mày để cố gắng nâng cao mi mắt, do vậy rất mỏi.
Sụp mi có thể bẩm sinh hoặc mắc phải 1 hay cả 2 bên mắt. Sụp mi ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ cũng như chức năng nhìn của người bệnh. Do vậy, chất lượng sống của bệnh nhân sụp mi mắt bị tác động và ảnh hưởng khá tiêu cực. Đã có nhiều người thu hẹp lại mọi giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng, cho tới khi được phẫu thuật chữa trị thành công.
Mục đích của phẫu thuật điều trị sụp mi, theo bác sĩ Nga, sẽ đồng thời cải thiện chức năng và cải thiện thẩm mỹ. Khi cải thiện chức năng, sẽ giải phóng diện đồng tử, làm mí mắt mở lên bình thường, hạn chế các biến chứng rối loạn thị lực. Còn khi cải thiện thẩm mỹ thì bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện làm cân xứng mí mắt 2 bên, tạo ra nếp mí đôi tự nhiên.
Về các phương pháp phẫu thuật điều trị sụp mi, bác sĩ Trần Thị Nga khẳng định đã có nhiều phương pháp được đề xuất, bao gồm 2 nhóm chính: làm ngắn mi trên và dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận. Tuy nhiên, các bác sĩ phẫu thuật sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào phù hợp nhất, căn cứ vào cơ chế gây sụp mi, mức độ sụp mi, chức năng của cơ nâng mi và các yếu tố ảnh hưởng khác.
Một số chi tiết khác cũng cần được nhắc tới như phẫu thuật thu ngắn cơ nâng mi, áp dụng cho trường hợp sụp mi nhẹ và trung bình với chức năng cơ nâng mi còn ở mức khá hoặc tốt. Các bác sĩ cũng sử dụng phương pháp phẫu thuật dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận, ưu việt nhất hiện nay là phương pháp phẫu thuật thay thế cơ nâng mi bằng vạt cơ trán. Phương pháp này được chỉ định khi sụp mi nặng, chức năng cơ nâng mi ở mức yếu hoặc mất hoàn toàn.
“Khi thấy tình trạng sụp mi, mọi người nên mạnh dạn tìm tới các cơ sở chuyên khoa y tế uy tín để khám chữa bệnh ngay. Đừng để sự tự ti cũng như việc điều chỉnh nhướng mắt kéo dài quá đà, dễ khiến tâm lý mặc cảm, trầm cảm, làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống”, thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Nga đưa ra lời khuyên.
"Phẫu thuật sụp mi mắt có thể gặp một số biến chứng như sau: điều chỉnh quá mức hoặc chưa đủ sụp mi, điều này dẫn tới 2 bên mi mắt không cân xứng hoặc hở mi khiến viêm loét giác mạc, lật mi hoặc quặm mi, bờ mi gập góc (cong không bình thường), nếp mi không đẹp... Do vậy, bệnh nhân cần “chọn mặt gửi vàng” vào tay nghề bác sĩ phẫu thuật. Đôi khi, trong nghề y cũng “may thầy phước chủ”. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bệnh nhân không đi điều trị và chữa bệnh", thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Nga cho biết. |