Tác dụng của hành lá với sức khỏe

Vân Anh
21/12/2022 - 16:33
Tác dụng của hành lá với sức khỏe
Hành lá không chỉ là loại gia vị làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt có công dụng giải cảm hiệu quả.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong hành lá chứa nhiều dưỡng chất như Calo, chất béo, natri, carbohydrate, chất xơ, đường, chất đạm, vitamin K, A, C, folate… Các chất này đều có những tác dụng tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa một số bệnh lý.

1. 8 tác dụng của hành lá đối với sức khỏe

1.1. Hỗ trợ sức khỏe xương

Trong hành lá, cả củ và lá đều có chứa vitamin K - loại vitamin này rất quan trọng đối với quá trình đông máu và cũng như sức khỏe của xương.

1.2. Giảm nguy cơ ung thư

Hành tây có chứa hợp chất Allium có tác dụng phòng ngừa ung thư như ung thư tủy, dạ dày, đại trực tràng, nội mạc tử cung, phổi và tuyến tiền liệt.

1.3. Giảm nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học trong hành lá có thể có hiệu quả chống béo phì và các bệnh liên quan như huyết áp cao và tiểu đường.

Một nghiên cứu lưu ý rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có nhiều hành rất tốt cho tim mạch.

Hành lá không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn giúp giải cảm hiệu quả - Ảnh 1.

Ăn hành lá giúp giảm nguy cơ béo phì (Ảnh: Internet)

1.4. Có tác dụng giảm viêm

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hành lá có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến chứng viêm. Đó là nhờ các chất chống oxy hóa như quercetin, flavonoid và vitamin trong hành lá.

Hành lá cũng có hàm lượng vitamin C cao, rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

1.5. Tốt cho tim mạch

Hành lá rất giàu Quercetin, một loại flavonoid. Flavonoid này giúp giảm huyết áp bằng cách giảm mức homocysteine trong cơ thể. Điều cần thiết là giảm nguy cơ đột quỵ tim hoặc nhiễm trùng. Hành lá cũng chứa kali giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa tăng huyết áp.

1.6. Giảm Cholesterol

Hành lá rất giàu hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, các flavonoid trong hành lá giúp tăng HDL hoặc cholesterol "tốt". Hơn nữa, theo các nghiên cứu, quercetin, một loại flavonoid trong hành lá, cũng giúp giảm LDL.

1.7. Tốt cho người bị tiểu đường

Những người bị tiểu đường nên bổ sung hành lá thường xuyên vào chế độ ăn, vì hành lá chứa ít carbohydrate và calo.

Hành lá không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn giúp giải cảm hiệu quả - Ảnh 2.

Hành là rất tốt cho người bị tiểu đường (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, theo một nghiên cứu, hành lá có tác dụng chuyển hóa tích cực đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì chúng giúp duy trì mức chất béo trung tính và chứa flavonoid - chất này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

1.8. Tốt cho đường ruột

Ăn hành lá luộc có thể làm giảm rối loạn tiêu hóa và đường ruột. Loại gia vị này còn giúp loại bỏ chất thải độc hại vì hàm lượng chất xơ và lợi khuẩn. Ngoài ra, hành lá giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và làm cho việc hấp thụ khoáng chất dễ dàng hơn nhiều. Hành lá cũng giúp làm bền thành dạ dày và ngăn ngừa một số bệnh.

2. Hành lá có tác dụng giải cảm không?

Theo Đông y, hành lá có tác dụng giảm cảm nhờ tinh dầu của hành, mà thành phần cấu tạo nên tinh dầu của hành là chất kháng sinh nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn.

Vì vậy, khi bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường, các triệu chứng nhẹ, các bạn có thể ăn cháo hành, món ăn có hành để hỗ trợ giải cảm.

Đặc biệt, trong hành lá có chứa vitamin C, magie, sắt và kali. Những dưỡng chất này giúp cơ thể xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng.

Hành lá không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn giúp giải cảm hiệu quả - Ảnh 3.

Cháo hành giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thông thường (Ảnh: Internet)

Một số bài thuốc hỗ trợ giải cảm từ hành lá:

- Hỗ trợ chữa cảm sốt không ra mồ hôi: lấy 30 củ hành lá tươi, 10g gừng tươi, 10g chè hương sắc lên uống nóng, sau đó đắp chăn cho vã mồ hôi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hành lá kết hợp với tía tô, xả, bạc hà, kinh giới đun lên và đem xông hơi. Sau khi xông hơi xong uống một bát nước lá và đắp chăn kín.

- Hỗ trợ điều trị cảm cúm thông thường: lấy 10 cây hành hoa cả rễ và 3 lát gừng. Đem sắc lấy nước uống, có thể cho thêm đường để dễ uống hơn.

- Hỗ trợ điều trị cảm mạo ở trẻ em: Dùng 60g hành và 10g gừng tươi, đem giã nát 2 nguyên liệu trên và hoà với nước nóng. Sau đó cho trẻ xông hơi miệng và mũi, không cần phải uống. Tuy nhiên, khi xông hơi cho trẻ nên lưu giữ khoảng cách vừa phải, tránh tình trạng bị bỏng. Không áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

Lưu ý, trên đây chỉ là các bài thuốc mang tính hỗ trợ điều trị và tham khảo, không thay thế cho các chỉ định của bác sĩ. Trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Nếu áp dụng các bài thuốc trên nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nên ngưng sử dụng hành và đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. 

Bên cạnh những lợi ích về mặt sức khỏe, ăn quá nhiều hành lá cũng có thể gây ra tình trạng tóc bạc sớm, mờ mắt, không phù hợp với những người dương thịnh, bốc hỏa do hành có tính ấm. Đặc biệt, phụ nữ có kinh sớm hoặc ra kinh nhiều nên hạn chế ăn nhiều hành lá. Ngoài ra, không được dùng hành với mật ong.

Nguồn: Healthifyme.com
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm