Tại sao phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót?

Hướng Dương HT
01/08/2022 - 20:55
Tại sao phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót?
Rau ngót là loại rau xanh thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót.

Từ lâu rau ngót là loại rau được yêu thích trong bữa ăn của các gia đình Việt. Đây là loại thực phẩm ngon, tốt cho sức khỏe. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho, rau ngót còn có chứa một lượng đạm đáng kể (protid). Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa: 5,3g đạm, 3,4g tinh bột, 169mg canxi, 2,7mg sắt, 64,5mg phốt pho, 6mcg carotin, 185mg vitamin C, 2,2g vitamin PP, 100mcg vitamin B1, 400mcg vitamin B2.

Tuy nhiên theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót. Bởi theo kinh nghiệm dân gian bà bầu ăn rau ngót có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi.

Phụ nữ mang thai ăn rau ngót có nguy cơ gây sảy thai

Mặc dù rau ngót là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng loại cây này cũng được xem là loại thực phẩm nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, vì có thể làm sảy thai, băng huyết, hư thai. Một số quốc gia còn ra khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không ăn rau ngót. Vì có thể có nhiều biến chứng xấu đến thai kỳ.

Tuy chưa có kết luận khoa học nào chứng minh cho việc này, nhưng mọi người vẫn khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót. Bởi rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin khá cao, đây được biết đến là chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt. Vì vậy nó không tốt cho phụ nữ mang thai.

Ngoài nguyên nhân trên, rau ngót còn có nhiều ảnh hưởng xấu khác đến các mẹ bầu:

- Ăn rau ngót nhiều bị mất ngủ:

Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không đáng có.

- Bà bầu ăn rau ngót có thể là nguyên nhân gây cản trở sự hấp thu canxi và phốt pho:

Hợp chất glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, hợp chất này có thể là yếu tố gây cản trở quá trình hấp thụ canxi hoặc phốt pho có trong chính thành phần dinh dưỡng của rau ngót hoặc những thực phẩm khác ăn kèm vào cơ thể. Nếu duy trì ăn rau ngót trong một khoảng thời gian dài, cơ thể thai phụ có thể thiếu hụt hai loại muối khoáng này.

- Mang thai ăn rau ngót có thể bị khó tiêu:

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù rau ngót nhiều chất xơ nhưng do cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nên ăn quá nhiều rau ngót có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.

Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, rau ngót mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, trong thời điểm mang thai phụ nữ nên hạn chế tối đa ăn rau ngót. Đặc biệt là rau ngót tươi, sống, không qua chế biến.

Tại sao phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót? Thời điểm nào thì sử dụng thực phẩm này tốt cho cả mẹ và con? - Ảnh 3.

Khi nào phụ nữ mang thai được ăn rau ngót?

Bà bầu từ tháng thứ 4 trở đi mang thai khỏe mạnh bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót, chế biến rau ngót thành các món ăn theo sở thích để cung cấp thêm vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, magie, kali, phốt pho, sắt, canxi... cho cơ thể. Tuy nhiên, chị em mang bầu không nên ăn quá 30g rau ngót/1 lần ăn và cũng không ăn quá nhiều lần trong tháng. Rau ngót tốt cho các bà mẹ sau sinh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Lưu ý: Trước khi nấu nên rửa sạch rau ngót, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút, sau đó vò sơ và cho vào nấu chín để rau được mềm hơn.

Trên đây là câu trả lời cho những mẹ bầu thắc mắc rằng, tại sao khi mang thai 3 tháng không nên ăn rau ngót. Mong rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho các chị em có được 1 thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Chị em hãy ghi nhớ và đừng quên nhé! Chúc các mẹ có 1 thai kỳ vui vẻ, lành mạnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm