Thứ bảy, 05/4/2025
Có mâyHà Nội
20° - 27°C

Tết Trung thu xưa qua những bức ảnh

15/09/2016 - 14:11
Tết Trung thu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu vào trong đời sống của người Việt, là dịp để những người thân trong gia đình được quây quần bên nhau trao gửi yêu thương.

Sử sách không cho biết rõ Tết Trung thu bắt đầu ở Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng hàng trăm năm trước, tổ tiên ta đã có phong tục này. Ngay từ những ngày đầu tháng 8 âm lịch, chợ bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo được bày bán trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông vui, tấp nập.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng ngày Tết trông trăng, mua và làm các loại lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và cho các con rước đèn. Trung thu ngày trước gắn liền hình ảnh tiến sĩ giấy, những chiếc đèn kéo quân, đèn ông sao rực rỡ với màn múa lân đặc sắc cùng mâm cỗ ấm cúng bên bạn bè, gia đình.

cua-hang-do-trung-thu.jpg
 Một cửa hàng bán đồ Trung thu đầu thế kỷ XX. Không khí tết trung thu bắt đầu từ những cửa hàng bày bán bánh Trung thu, treo các loại đèn rực rỡ và đồ chơi hấp dẫn.
den-hinh-con-cua.jpg
 Đèn hình con cua là ước ao của trẻ nhỏ ngày trước mỗi mùa Trung thu.
du-o-thoi-nao-mua-lan.jpg
 Dù ở thời nào, hội múa lân luôn là hoạt động truyền thống của Trung thu.
mam-co-trung-thu-xua.jpg
Mâm cỗ trung thu xưa có đầy đủ các loại trái cây. Phá cỗ Trung thu là một trong những hoạt động chính vào rằm tháng 8. 
banh-trung-thu-dong-hung.jpg
 Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên nổi tiếng Sài Gòn, ảnh chụp trước 1975. Thời đó, bánh trung thu không đa dạng như bây giờ, chỉ đơn giản là bánh nhân hạt sen và lòng trứng. Các cửa hàng không bày bán tràn lan. Nhiều bà, mẹ tự làm bánh cho con cháu trong gia đình thưởng thức.
cho-trung-thu-ha-noi.jpg
 Một chợ Trung thu ở Hà Nội năm 1987.
anh-sua-long-den-cho-em.jpg
 Anh sửa lồng đèn cho em, hình ảnh thân thuộc của những thế hệ trước
mot-dai-gia-dinh.jpg
Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên. Vào dịp này, các gia đình thường tụ họp. Nhiều thế hệ cùng quây quần bên mâm cỗ, ngắm trăng, trò chuyện. Hình ảnh là một đại gia đình tề tựu đông đủ bên mâm cỗ Trung Thu đầu thế kỷ XX. 
tre-em-thi-long-den.jpg
 Trẻ em thi lồng đèn ông sao tại lễ hội Trung Thu, Phước Long, Bình Phước (1968-1969).
1.jpg
 Bác Hồ vui Tết Trung thu cùng thiếu nhi. Mỗi dịp Tết Trung thu, hình ảnh của Bác càng được nhớ đến trong tâm trí của nhiều thế hệ.
cac-em-nho-don-trung-thu-cung-bac-ho.jpg
 Vào dịp này, chúng ta lại nhớ đến những câu thơ chứa chan tình cảm mà Bác Hồ dành cho các em thiếu nhi: "Trung thu trăng sáng như gương / Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm