Thả thuê cá chép là dịch vụ kiếm tiền triệu ở Hà Nội |
Theo quan niệm, cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp nhưng ngay từ ngày 20, rất nhiều gia đình đã tranh thủ làm cơm cúng tiễn Táo quân về trời. Tuy nhiên, những ngày này vẫn là thời gian mọi người đi làm bình thường, nên dịch vụ thả cá thuê cũng vì thế mà phát đạt hơn.
Anh Nguyễn Văn Long, quê Duy Tiên (Hà Nam), làm nghề lái xe ôm trên phố Duy Tân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: "Chỉ trong ngày 22 âm lịch đã có 10 người đặt trước thả cá chép thuê. Từ phố Duy Tân đi thả cá ở Hồ Tây, tôi lấy khoảng 100.000 đồng. Tiền công được tính theo quãng đường đi thả, trung bình khoảng 6.000 đồng/km".
Còn anh Đào Văn Hà, quê Ân Thi (Hưng Yên) lái xe ôm trên phố Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội), kể: "Những ngày cúng ông Công, ông Táo có thể kiếm bạc triệu từ thả thuê cá chép. Phần lớn người thuê tôi là những phụ nữ cao tuổi không thể đi xa, hoặc chị em làm công chức, viên chức nhà nước bận rộn công việc cuối năm không thu xếp được công việc".
Theo anh Hà, nhiều người không thân quen với xe ôm nhưng sẵn sàng thuê thả cá mà không phải lo lắng nhiều. Bởi việc thả cá chép ông Công, ông Táo liên quan tới tâm linh trong tâm thức người Việt, nên không người xe ôm nào dám làm bậy, làm ẩu.
Tài xế xe ôm trưng biển nhận thả thuê cá chép cúng ông Công, ông Táo |
Chị Nguyễn Thị Duyên, ở phố Duy Tân, cho biết: Lễ cúng không thể thiếu 3 con cá chép, hoặc cá vàng. Sau cúng sẽ phóng sinh cá ở các ao hồ, sông tự nhiên để ông Táo, bà Táo có phương tiện về trời. Chị Duyên cho hay, cuối năm quay cuồng với công việc dồn lại, cả ngày phải túc trực ở cơ quan, nên chuyện cúng ông Công, ông Táo đành nhờ bố mẹ già ở nhà. Nhưng các cụ không thể đi xa để phóng sinh. Vì vậy, chị đành phải đặt trước bác xe ôm đầu ngõ lo cho việc quan trọng này.
Clip dịch vụ thả thuê cá chép ông Công, ông Táo tại Hà Nội:
Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình. Cá chép là linh vật không thể thiếu trong các lễ vật cúng, để ông Táo có phương tiện về chầu trời. Người ta thường cúng 3 con cá chép hoặc cá vàng còn sống và thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng”. Các con cá chép này sau đó sẽ được phóng sinh, thả ra ao, hồ hay sông. T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội |