Người dân Hà Nội chen chân trên khu chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) để mua gà luộc, xôi gấc cùng các đồ lễ cho ngày tiễn ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Đống Đa và các lực lượng Công an thành phố Hà Nội đang khẩn trương thu thập thông tin, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 4 sinh viên tử vong.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, đốt vàng mã là tiêu phí tiền bạc vào sự mê tín và sự sợ hãi. Dù cúng tế các thần linh thì nỗi bất hạnh vẫn còn y nguyên và thậm chí chỉ có giá trị trấn an kèm theo rất nhiều nỗi sợ hãi.
Ngày 23 tháng Chạp cúng tiễn ông Công ông Táo lên Thiên đình báo công việc trong năm để Thiên đình định đoạt công tội là một tập tục truyền thống của người Việt. Thực hiện nghi lễ này thế nào cho đúng hiện vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thả cá, đừng thả túi; Đừng để Táo Quân mang rác lên chầu; Xin đừng thả túi nylon xuống sông hồ… là những thông điệp đang được lan tỏa mạnh mẽ trong ngày tiễn ông Công ông Táo hàng năm.
Trong ngày cuối năm khi nhà nhà đang tất bật chuẩn bị cho cái Tết Nguyên đán cổ truyền, đã có những câu chuyện làm ấm lòng người.
Theo anh Đỗ Minh, nhân viên bán hàng tại cửa hàng cá cảnh Tuyết Vân (phường 10, quận 5, TPHCM): “Cá koi cũng thuộc họ nhà cá chép. Khách hàng cúng ông Công, ông Táo thích chọn cá koi vì nó bơi khỏe, biểu tượng vượt vũ môn hóa rồng, nên nhiều người chọn loại cá này. Nếu phóng sinh ra môi trường ngoài cá vẫn sống tốt".
Những mâm cỗ chay, mặn đã được sơ chế hoặc nấu sẵn dành cho lễ cúng ông Công, ông Táo với giá từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng là giải pháp lựa chọn của chị em bận rộn.
Từ món xào, món canh đến gà luộc, xôi, giò chả… đều có thể đặt làm theo khẩu vị và giao đến tận nhà, những món đồ chế biến sẵn phục vụ các mâm cỗ cuối năm đang là lựa chọn của những người bận rộn.
Lễ Táo quân ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu cá chép để cúng và phóng sinh. Ở Hà Nội, người làm dịch vụ thả cá chép thuê những ngày này có thể kiếm tiền triệu.