Thứ bảy, 05/4/2025
Nhiều mâyHà Nội
20° - 27°C

Cúng ông Công ông Táo sao cho đúng và cần lưu ý những gì?

Anh Quân
03/02/2021 - 11:27
Cúng ông Công ông Táo sao cho đúng và cần lưu ý những gì?

Ảnh minh họa

Ngày 23 tháng Chạp cúng tiễn ông Công ông Táo lên Thiên đình báo công việc trong năm để Thiên đình định đoạt công tội là một tập tục truyền thống của người Việt. Thực hiện nghi lễ này thế nào cho đúng hiện vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là 3 vị thần phụ trách phần Bếp núc, trông coi Nhà cửa, và phụ trách phần Chợ búa, được phái xuống hạ giới để theo dõi những việc làm thiện - ác của loài người. Các vị thần này thường được gọi nôm na là Táo quân hoặc ông Táo.

Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch hàng năm), các Táo quân cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo các công việc trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người (theo văn hóa Á Đông). Cúng tiễn ông Công ông Táo về trời là phong tục truyền thống, không thể thiếu của các gia đình.  

Nhiều quan niệm về cách cúng ông Công ông Táo

Hiện nay, đang có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về cách cúng ông Công ông Táo. Có nơi thực hiện nghi lễ và mâm cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ông Thổ địa và ông Táo là hai vị thần khác nhau. Ông Táo là thần cai quản bếp núc trong mỗi gia đình. Vì vậy, trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp để giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình sung túc, thuận hòa. Còn ông Thổ địa được cúng trên bàn thờ gia tiên.

Cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng?  - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Đinh Hồng Cường

Dành nhiều thời gian tìm hiểu về lịch sử, văn hóa cho cuốn sách Hủ tục – Mỹ tục, nhà nghiên cứu Đinh Hồng Cường (Hà Nội) chia sẻ: Tục thờ cúng Tổ tiên có từ khởi thủy và biến thiên theo thời gian, phong tục Bắc – Nam cũng khác, mỗi nhà mỗi cảnh. 

Nhà thì có một bàn thờ chung, gộp cả Bụt (Phật), thánh thần, quan thần linh Táo quân, thổ địa, gia tiên vào chung một lư hương to. Nhà thì có tới 3 lư hương, được bài trí ngang hàng, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là lư hương thờ ông hoàng, ông mãnh, bà Tổ cô, bên phải thờ gia tiên nhiều đời, lư ở giữa thờ công đồng các vị thần linh, thổ công thổ địa. Nhà thì rạch ròi phải có đủ 3 bàn thờ: Một bàn thờ Bụt, một bàn thờ gia tiên, một bàn thờ thần tài để riêng, gần cửa để đón phúc – lộc – thọ vô nhà. 

Chuyện đúng sai miễn bàn vì người Việt thờ đa thần. 

Tùy theo tâm thức mỗi người, tùy gia cảnh và tâm lý đám đông nên cũng có sự khác biệt ít nhiều, nhưng việc thờ cúng luôn được chú trọng để tâm hàng đầu.

Cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng?  - Ảnh 1.

Hiện nay, đang có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về cách cúng ông Công ông Táo. Ảnh minh họa

Ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày cúng gia tiên nhân dịp cuối năm, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết và mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. 

Sau khi tiễn đưa ông Táo về giời, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ thờ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh dân gian, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị nghênh đón năm mới. 

Điều cốt yếu là lòng thành kính hướng về tổ tiên, làm nhiều việc thiện tích công tích đức hàng ngày cho bản thân và những người xung quanh, trong đó có việc hồi hướng phước đức cho gia tiên tiền tổ nhà mình.

Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Trong nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường có các hoạt động như thả cá chép phóng sinh, đốt vàng mã, sắm sửa đồ thờ cúng mới… Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đinh Hồng Cường, cần thực hiện đúng, để những mỹ tục không trở thành hủ tục.

- Thả cá chép phóng sinh:  

Phóng sinh là một biểu hiện của tấm lòng từ bi, của đức hiếu sinh, yêu thương mọi vạn loài chúng sinh và coi sự sống của muôn loài như sự sống của chính mình mà dân ta vẫn truyền tụng câu nói: "Thương người như thể thương thân"; "Cứu vật thì vật trả ân"... Chẳng phải cứ đến chùa làm việc Phật sự, thả chim, thả cá mới được công đức. Bất kỳ ở đâu, cứ hằng tâm, hằng sản, có đến đâu phát tâm đến đấy, của ít lòng nhiều thì đều được Bụt (Phật), Thánh và các vị thiện thần phù trợ và chứng minh công đức cả.

Bên cạnh đó, khi phóng sinh hay thả cá về với môi trường tự nhiên sau lễ cúng ông Công ông Táo, cần lưu ý không được thả cá bừa bãi, thả cả túi nilon xuống ao hồ, làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái.

Cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng?  - Ảnh 2.

Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt, sau lễ cúng ông Công ông Táo, cá chép được thả phóng sinh để làm phương tiện cho ông Táo về chầu trời

- Cân nhắc khi đốt vàng mã: 

Việc đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo tuỳ thuộc vào sự ý thức, hiểu biết của từng người. Tuy nhiên, tránh việc quá lạm dụng mua sắm vàng mã, đốt vàng mã trong ngày tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Điều này không chỉ gây ra sự lãng phí mà còn ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn những nguy cơ gây cháy nổ trong dịp cuối năm.

- Dọn dẹp đồ thờ cúng, vàng mã sau khi đốt:

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình có cái lệ tân trang lại nhà cửa, mua sắm, thay mới đồ thờ cúng như bàn thờ treo trên tường, lư hương sành sứ, ấm chén cũ và hóa vàng mã để chuẩn bị cho một năm mới ấm cúng, khang trang tươm tất, cầu mong một mùa xuân và cả năm được an khang, thịnh vượng.

Cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng?  - Ảnh 3.

Cần cân nhắc khi đốt vàng mã trong ngày lễ cúng ông Công ông Táo. Ảnh minh họa

Nhu cầu thay mới đổi cũ không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có từ xa xưa. Những món đồ này được thả ra sông, ao, hồ, những chỗ có nước để hương linh, vong linh nhà mình được mát mẻ. 

Tuy nhiên, không nên chạy theo phong trào, bỏ đồ thờ cúng cũ xuống ao hồ, sông ngòi… Giải pháp này chỉ để thỏa mãn lòng tự lợi, đặt lợi ích của bản thân mình lên trên hết mà quên đi yếu tố lợi tha, nghĩa là đặt lợi ích của môi trường, của cộng đồng người xung quanh mình lên trên. Quan trọng bậc nhất vẫn là cái Tâm của con cháu dành cho gia tiên tiền Tổ, không chuộng phần hình thức nhiêu khê, bày vẽ. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Xem nhiều nhất

Nữ sinh duy nhất của đội tuyển Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế 2025: Được mẹ truyền đam mê

Nữ sinh duy nhất của đội tuyển Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế 2025: Được mẹ truyền đam mê

Sau 5 năm đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO) của Việt Nam chỉ toàn các thành viên nam, năm nay, nữ sinh lớp 11 Trương Thanh Xuân đã làm rạng danh trường THPT Chuyên Bắc Ninh khi góp mặt trong đội tuyển quốc gia dự thi IMO, truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh yêu Toán trên cả nước.

Phụ nữ Công an đẩy mạnh công tác "Dân vận khéo" trong toàn lực lượng

Phụ nữ Công an đẩy mạnh công tác "Dân vận khéo" trong toàn lực lượng

Ngày 4/4, Ban Phụ nữ Công an nhân dân (CAND) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ CAND Quý 1, phương hướng hoạt động Quý 2 - năm 2025. Hội nghị được thực hiện ở 68 điểm cầu, từ Bộ Công an đến Công an các địa phương trong cả nước.

Thái Bình: Hỗ trợ thành lập 15 hợp tác xã, 80 tổ hợp tác

Thái Bình: Hỗ trợ thành lập 15 hợp tác xã, 80 tổ hợp tác

Hội LHPN tỉnh Thái Bình vừa tổ chức tổng kết Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (Đề án 939); tổng kết Chương trình phối hợp số 01 của Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”.

Nơi kể chuyện những người mẹ, người chị trong bản hùng ca thống nhất non sông

Nơi kể chuyện những người mẹ, người chị trong bản hùng ca thống nhất non sông

50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ký ức về những người phụ nữ đã góp phần làm nên chiến thắng ấy vẫn còn sống động với những kỷ vật, hiện vật được sưu tầm trong các bảo tàng phụ nữ - nơi lưu giữ hàng ngàn câu chuyện đầy quả cảm và nhân ái. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ chính là nơi tôn vinh những đóng góp lặng thầm mà vĩ đại của người mẹ, người chị… trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.

Thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 713/QĐ-TTg ngày 3/4/2025 thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ (Tổ công tác).

Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con

Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn

Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.