Thai phụ đau bụng giun vì thói quen ăn uống

Mỹ Diệu
07/06/2023 - 08:02
Một bệnh viện ở Thái Lan cách đây vài ngày đã đăng tải bức ảnh 2 con giun tròn ký sinh trong cơ thể thai phụ 8 tháng sau khi được lấy ra.

Theo báo chí Thái Lan đưa tin, Bệnh viện DonSak của nước này gần đây đã đăng tải 2 bức ảnh chụp những con giun ký sinh kích thước "khủng" trên trang mạng xã hội của mình. 2 con giun được đựng trong chai nhựa, một màu hồng và một màu nâu. Theo đó, một thai phụ 27 tuổi, mang thai 32 tuần ở địa phương đi khám vì xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn.

Trong thời gian theo dõi tại bệnh viện, thai phụ bị nôn 2 lần, dị vật là 2 con giun dài khoảng 10cm và 15cm, qua xét nghiệm xác định là giun đũa trưởng thành. Bác sĩ hỏi bệnh nhân trước đó có ăn đồ nấu chín nhưng có ăn cả rau tươi, chưa nấu chín. Do đó, bác sĩ cho rằng đây có thể chính là nguyên nhân khiến cho ký sinh trùng cư trú trong đường ruột của người bệnh.

Giun tròn là những dải thuôn dài, màu nâu hoặc hồng và có thể dài tới 20cm. Giun tròn sống trong ruột non của con người và trứng của chúng được thải ra ngoài theo phân. Con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm bị nhiễm trứng giun, và tay dính đất bị nhiễm giun cũng có thể là trung gian truyền bệnh.

Với trường hợp này, các bác sĩ đã điều trị bằng thuốc tẩy giun, tình trạng của bệnh nhân đã khá hơn và vẫn tiếp tục phải nằm viện. Bệnh viện nhắc nhở người dân khi nấu chín thức ăn, dù là lợn, bò, gà, cua, tôm… rau củ quả tươi phải rửa kỹ nhiều lần, những loại rau có thể ăn sống như xà lách chỉ cần được rửa sạch là có thể ăn được, người dân không cần quá lo lắng.

4 loại rau củ có nhiều nguy cơ chứa ký sinh trùng nhất, cần sơ chế cẩn thận

1. Củ sen

Củ sen là thực phẩm mọc dưới nước, trong thịt củ sen có thể còn sót lại một số lượng lớn ký sinh trùng, sau khi người ăn quá nhiều, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn thực sự thích ăn củ sen thì phải rửa thật sạch, nhất là các lỗ của củ sen dễ bị cặn phù sa bám lại nên phải rửa nhiều lần.

2. Súp lơ

Do bề mặt của súp lơ không bằng phẳng nên nhiều người không vệ sinh kỹ sẽ dẫn đến tồn đọng một số lượng lớn vi khuẩn và vi rút.

Sau khi con người ăn quá nhiều sẽ khiến các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chính vì vậy đối với loại thực phẩm này bạn nên tách nhỏ từng cụm hoa của súp lơ rồi rửa sạch bằng nước, ngâm nước muối và luộc chần trước khi chế biến nếu cần thiết.

3. Cần tây nước

Cần tây chủ yếu là một loại rau dại mọc ở dưới nước, cần tây nước có giá trị dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên do cần tây nước chủ yếu sinh trưởng trong phù sa nên ký sinh trùng ở nơi này cũng rất cao.

Nếu mọi người không rửa sạch trước khi ăn thì rất dễ để các loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, cần tây còn được gọi là tổ của ký sinh trùng, khuyên bạn nên hạn chế ăn cần tây nước, nếu ăn thì cần sơ chế thật kỹ và nấu chín để hạn chế ký sinh trùng gây bệnh.

4. Xà lách

Khi xà lách mọc dưới đất rất dễ bị một số lượng lớn vi khuẩn và vi rút bám vào. Thậm chí, số lượng ký sinh trùng bám vào xà lách thường khá lớn do kết cấu đan xếp của các lá tạo ra môi trường ẩn náu lý tưởng.

Vì vậy, bạn nên tách từng lá của xà lách trước khi rửa, rửa sạch từng lá một, hạn chế ăn xà lách sống và chín tái.

Nguồn và ảnh: Bangkok Post, Eat This

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm