Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã vào cuộc vụ bệnh nhân tố Bệnh viện FV tắc trách dẫn đến việc bị băng huyết trước và trong quá trình sinh con. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn cấp cứu chậm trễ, kê sai đơn thuốc làm con trai bệnh nhân bị trở nặng.
Hai ngày trước khi nhập viện, thai phụ có tình trạng băng huyết, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Tại BV, các bác sĩ xác định thai 9 tuần chết lưu trong buồng tử cung, trên tình trạng thai phụ thiếu máu nặng.
"Khi hay tin trong phòng có người nhiễm Covid-19, ai cũng lo, bởi sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ động viên, hỗ trợ đến nay tinh thần các chị em đều ổn định", một thai phụ chia sẻ.
7 ngày sau khi được phát hiện và điều trị do dương tính với SARS-CoV-2, sức khoẻ của thai phụ 27 tuổi mang song thai bỗng chuyển biến xấu, 2 bào thai 32 tuần tuổi cũng yếu dần. Thai phụ này chưa tiêm vaccine do lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Việc kết hợp các phương pháp điều trị hiện đại cộng với liệu pháp tâm lý đã giúp các bác sĩ giành lại sự sống cho thai phụ mang song thai mắc Covid-19 nguy kịch đặc biệt.
Chị P. mang thai tháng thứ 6, nhưng không có nước tiểu vì đường niệu quản 2 bên bị tắc hoàn toàn do sỏi. Các bác sĩ đã quyết định tán sỏi qua da để cứu thai phụ bị suy thận cấp.
Khi đang trên tàu từ Đồng Nai về Quảng Bình, sản phụ có dấu hiệu sinh con. Đến ga Quảng Ngãi, sản phụ được đưa vào BV Sản Nhi Quảng Ngãi để sinh. Bác sĩ đã phẫu thuật, lấy ra em bé nặng 2,9kg khỏe mạnh.
Trong số các ca tử vong mẹ tại khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương chiếm tỷ lệ rất cao, như tỷ lệ tử vong mẹ ở các bà mẹ là người dân tộc Mông cao gấp 7 lần so với phụ nữ dân tộc Kinh.
Thai phụ mang thai 21 tuần, thấy đau âm ỉ vùng hố chậu phải, sờ thấy một khối gồ lên tại vị trí này nên nhập viện. Bác sĩ xác định thai phụ bị ung thư đại trực tràng hiếm gặp.
Thai phụ mắc Covid-19 nặng được các bác sĩ Trung tâm hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đóng tại Bệnh viện Quốc tế City cứu sống như một kỳ tích.