Thi hành Luật Hôn nhân gia đình gắn với hoạt động thiết thực

29/07/2019 - 22:15
Kết quả 5 năm thực hiện quyền và trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam (Hội) theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) năm 2014 gắn với các cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, các đề án và hàng ngàn mô hình mà các cấp Hội triển khai tới các hội viên cả nước.

Luật HNGĐ quy định rõ quyền và trách nhiệm của Hội trong lĩnh vực HNGĐ. Luật HNGĐ năm 2014 quy định cụ thể 05 trường hợp gồm: quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (Khoản 2 Điều 10); quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Khoản 5 Điều 84); quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Khoản 2 Điều 86); quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Khoản 3 Điều 102); quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (Khoản 2 Điều 119) Hội LHPN Việt Nam có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

 

Qua 5 năm thi hành Luật, các cấp Hội đã kiến nghị giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hôn nhân, gia đình bằng văn bản gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo từng trường hợp; chủ động đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cần thiết để can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em kịp thời, đảm bảo quy định của pháp luật. Riêng năm 2018, các cấp Hội đã tiếp nhận và xử lý 5.011 đơn thư có nội dung chủ yếu liên quan đến xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, chia tài sản khi ly hôn, đất đai. Nhiều vụ việc, cán bộ Hội đã trực tiếp đến gặp, tư vấn cho đương sự để ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời, thường xuyên tổ chức tư vấn lưu động hỗ trợ các thủ tục pháp lý và kiến thức pháp luật.

gia-dinh-1.jpg
Ảnh minh hoạ

 

Về trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa” (Khoản 3 Điều 4): Nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiều nhiệm kỳ đại hội.

 

Nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiều nhiệm kỳ đại hội. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội phát động qua hai nhiệm kỳđã mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân người phụ nữ, gia đình và cộng đồng, là hành động cụ thể để các cấp Hội xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh vàxây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Đến hết năm 2016, đã có hơn 13 triệu hộ gia đình hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn triển khai Cuộc vận động. Các cấp Hội tăng cường thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình trong xây dựng gia đình, như đề án 279 “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020”, đề án 404 “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”, đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”.

 

Theo đó, các hội viên được  giáo dục làm cha mẹ, chăm sóc và phát triển trẻ thơ, giáo dục tiền hôn nhân, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao nhận thức cho phụ nữ, giảm bớt gánh nặng công việc gia đình và mở rộng các mô hình dịch vụ xã hội về gia đình trong hệ thống Hội.

 

Giai đoạn 2012 - 2017, các cấp Hội đã khai thác nguồn lực trên 76 ngàn tỉ đồng hỗ trợ 5,4 triệu lượt hộ nghèo và gần 410 nghìn hộ thoát nghèo, tuyên truyền, tư vấn nghề, việc làm cho hơn 1,8 triệu lao động nữ, đào tạo nghề cho hơn 540 nghìn lao động nữ.

 

Về trách nhiệm “kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình” (Khoản 3 Điều 4): cấp Hội cơ sở tích cực tham gia tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Luật Hòa giải cơ sở. Đến năm 2018, có 41.811 (trong tổng số 55.000) tổ hòa giải có phụ nữ tham gia (đạt 85%). Số hòa giải viên là nữ gần 56.666 người, đạt tỷ lệ trung bình 19,7% trong tổng số hòa giải viên. Cán bộ Hội với vai trò là thành viên Tổ hòa giải đã phối hợp thực hiện hòa giải gần 162.233 vụ việc, chủ yếu liên quan đến hôn nhân, gia đình, bạo lực gia đình, tranh chấp quyền nuôi con và tài sản sau ly hôn, v.v… Một số địa phương đã mời hội viên phụ nữ là luật sư, công chức, thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham gia hỗ trợ hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoà giải.

 

Đến năm 2018, có 15 tỉnh, thành Hội thành lập và vận hành Trung tâmtư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tập trungvào 4 nhiệm vụTuyên truyền, giáo dục định hướng cho phụ nữTư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài; Giới thiệu kết hôn và Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trở về. Giai đoạn 2012 - 2017, các Trung tâm đã phối hợp tổ chức 1.039 buổi tuyên truyền cho hơn 41 ngàn phụ nữ; in và cung cấp hơn 3.000 cuốn tài liệu, 60.000 tờ rơi, 15.000 tờ gấp về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, phối hợp thực hiện các chương trình phối hợp, hợp tác nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ thanh niên, bậc cha mẹ về di cư an toàn, kết hôn với người nước ngoài…giúp họ tránh bị lừa hoặc rơi vào cạm bẫy mua bán người, môi giới hôn nhân bất hợp pháp, góp phần lành mạnh hoá quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Từ khi thành lập đến năm 2017, các Trung tâm đã tư vấn cho khoảng hơn 15 ngàn trường hợp, 2.113 trường hợp được hỗ trợ hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn thông qua các hình thức tư vấn linh hoạt, như: gặp gỡ tại trung tâm, qua điện thoại, đến hộ gia đình…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm