Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 'vùng kín' khi trời lạnh

16/10/2019 - 21:31
Trời lạnh khiến sức đề kháng ở phụ nữ suy giảm, dẫn đến dễ mắc nhiều chứng bệnh, bao gồm cả các bệnh phụ khoa. Do đó, chị em cần biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe.
Bệnh phụ khoa dễ mắc khi trời lạnh
 
Viêm nhiễm âm đạo: "Vùng kín" bị khô, lạnh sẽ dẫn đến sự gia tăng của huyết trắng và giảm độ PH trong môi trường cân bằng của âm đạo, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ quan sinh dục, khiến các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong gây ra các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm vùng chậu, cổ tử cung, viêm âm đạo…
 
 
 Ảnh minh họa
 
Rối loạn kinh nguyệt: Trong mùa lạnh, các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là "vùng kín" thường dễ bị nhiễm lạnh hơn, nhiệt độ hạ thấp sẽ làm cho hệ thống mao mạch vùng dưới bụng dễ bị tắc nghẽn. Ngoài ra, nó còn khiến cho quá trình tiết dịch nhờn ở "vùng kín" diễn ra chậm hơn, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt. Chị em cũng dễ bị đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, uể oải... hơn so với những tháng khác.
 
Những thói quen gây bệnh
 
Một số thói quen mà chị em thường mắc phải trong mùa lạnh có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm "vùng kín", bao gồm:
 
- Vệ sinh "vùng kín" bằng nước quá nóng hoặc bằng xà phòng tắm: "Vùng kín" là bộ phận rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Nhiệt độ nước quá nóng có thể gây ra kích ứng, làm cho da khô và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng "vùng kín" bị “vô cảm”. Việc dùng xà bông hay sữa tắm để rửa có thể làm khô da, mất cân bằng pH tự nhiên và tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra các căn bệnh viêm nhiễm ở “vùng kín”.
 
 
Mặc đồ còn ẩm và bó sát cũng là nguyên nhân gây bệnh phụ khoa
 
 
- Mặc quần áo bó sát, lười thay quần lót, băng vệ sinh khi đến ngày đèn đỏ: Trời lạnh, rất nhiều chị em ngại vệ sinh "vùng kín", thay quần lót không thường xuyên khiến cho "cô bé" tiết dịch lại không thoát được ra ngoài, gây bí, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển.
 
- Phơi quần áo không đúng cách (mặc đồ lót còn ẩm).
 
Lời khuyên
 
- Thay đồ lót thường xuyên, thay mới băng vệ sinh sau 3 - 4 tiếng trong ngày đèn đỏ.
 
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
 
- Chú ý giữ gìn vệ sinh "vùng kín", nhất là sau khi đi tiểu, đại tiện, quan hệ tình dục; bảo đảm "vùng kín" luôn khô thoáng, sạch sẽ, chỉ nên sử dụng nước ấm dưới 30 độ để rửa. Điều này không chỉ đem lại cảm giác dễ chịu mà còn làm sạch và đảm bảo an toàn cho "vùng kín" của bạn.
 
- Luôn chú ý giữ ấm vùng bụng, nhất là trong những ngày có kinh.
 
- Tránh ngồi lâu một chỗ, tích cực vận động nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
 
- Nếu thấy "vùng kín" xuất hiện nhiều khí hư, có màu và mùi bất thường, kinh nguyệt không đều, hay bị đau bụng dưới, sốt cao, mệt mỏi, uể oải, có cảm giác buồn nôn... chị em cần đi khám để được điều trị kịp thời. Vì nếu không điều trị kịp thời thì các bệnh phụ khoa trên sẽ chuyến biến thành mạn tính và làm tăng cao nguy cơ ung thư, vô sinh.
 
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe "vùng kín" khi trời lạnh
 
- Sữa chua chứa các vi khuẩn lành mạnh lactobacillus casei có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế bệnh tật, ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở "vùng kín", kiểm soát sự phát triển của các dấu hiệu nhiễm trùng và hỗ trợ tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi, do đó, bảo vệ sức khỏe "cô bé" tốt hơn.
 
 
Sữa chua có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở "vùng kín"

 

- Các loại rau củ màu đỏ chứa các chất giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh phụ khoa, khối u phụ khoa khá hiệu quả.
 
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi trong các chế phẩm từ sữa, đậu phụ, đậu bắp, rau cải ngọt, rau dền, cá chạch, hạt vừng, hạnh nhân... giúp ngăn ngừa các bệnh về buồng trứng, kiểm soát các tế bào ung thư.
 
- Thực phẩm chứa acid folic như: Bông cải xanh, bắp cải, các loại nấm, ớt chuông, các loại đậu, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng... giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm