"Thuốc giải" cho căn bệnh trì hoãn và lười biếng

PHAN
29/06/2022 - 18:36
"Thuốc giải" cho căn bệnh trì hoãn và lười biếng
Trì hoãn và lười biếng mặc dù đều có biểu hiện trì trệ, chậm chạp, do dự, nhưng về bản chất lại không giống nhau.

Làm chuyện gì cũng trễ nải, do dự, không dứt khoát. Mắc phải căn bệnh trì hoãn thì phải làm sao?

Trong xã hội vồn vã này, có một chứng bệnh mà khi nó phát tác, con người ta chỉ muốn thế giới ngừng quay, quên đi hối hả và trách nhiệm. Đó chính là bệnh trì hoãn.

Sự phát tác liên tục của bệnh trì hoãn sẽ diễn ra theo vòng tuần hoàn ác tính. Càng trì hoãn càng hoang mang và lạc lối, từ đó ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống. 

"Trì hoãn không phải là lười biếng, mà chính là sợ": 3 THUỐC GIẢI dành cho căn bệnh khiến con người lạc lối và thất bại - Ảnh 1.

Trì hoãn có phải là lười biếng? 

Trì hoãn và lười biếng mặc dù đều có biểu hiện trì trệ, chậm chạp, do dự, nhưng về bản chất lại không giống nhau. 

Trì hoãn: chính là trốn tránh làm chuyện nào đó. Sự trốn tránh này khiến chúng ta cảm thấy lo sợ, hoang mang, dằn vặt, đứng ngồi không yên, dần dần mất niềm tin vào bản thân.

Lười: mặc dù có năng lực hành vi nhưng không có hứng thú với việc hoạt động hoặc nỗ lực. 

Từ đó có thể thấy, sự khác nhau giữa trì hoãn và lười biếng là việc có nên hoàn thành mục tiêu hay không.

Ví dụ, tôi có một nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong 3 ngày nhưng tôi lại không làm. Trong trường hợp này, đánh giá hành vi này là lười không được hợp lý cho lắm, vì nếu không hoàn thành nhiệm vụ, bạn phải trả giá đắt.

Ở đây, nắm nhiệm vụ trong tay nhưng không chịu hoàn thành ngay với sự tận tâm, mà lại chần chừ, trốn tránh. Đây chính là trì hoãn. 

Nguyên nhân của bệnh trì hoãn

"Trì hoãn không phải là lười biếng, mà chính là sợ": 3 THUỐC GIẢI dành cho căn bệnh khiến con người lạc lối và thất bại - Ảnh 2.

Solomon & Rothblum (1984) đã nghiên cứu chứng minh nguyên nhân của bệnh trì hoãn bao gồm: lo lắng, chủ nghĩa hoàn hảo, khó đưa ra giải pháp, ỷ lại và tìm kiếm sự giúp đỡ, chán ghét nhiệm vụ và khả năng chịu đựng trắc trở kém, lòng tự tôn thấp, lười nhác, thiếu quyết đoán, sợ thành công, quản lý thời gian không tốt, khả năng kiểm soát bản thân kém, bị ảnh hưởng bởi người xung quanh… Trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là sợ thất bại và ghét nhiệm vụ.

Ví dụ, nhiều người trước khi hành sự thường tự vẽ ra viễn cảnh kết quả thất bại, sau đó nảy sinh sự lo lắng, cho rằng bản thân không thể hoàn thành, không thể chấp nhận kết quả này. Vậy nên, họ như con đà điểu chôn đầu vào đống cát, không muốn đối diện với hiện thực. 

Nhưng thế giới này làm gì có chuyện thành công 100%! Vì sợ hãi khả năng thất bại mà không nỗ lực, tự hoài nghi chính mình. Trì hoãn và trốn tránh khiến bạn không bao giờ tìm thấy hướng giải quyết vấn đề. 

Mỗi sự lựa chọn đều có nguyên nhân phía sau của nó. Trì hoãn cũng vậy!

Chỉ muốn an toàn, lo sợ thất bại hay theo đuổi sự hoàn hảo... có thể trở thành nguyên nhân mà người trì hoãn lựa chọn để bao biện cho sự yếu đuối trong lý trí. 

Trốn tránh nhưng chỉ rước về năng lượng tiêu cực, tự trách, lạc lối. Rõ ràng biết rõ trì hoãn xấu đến mức nào nhưng nhiều người vẫn chấp nhận để căn bệnh này "dắt mũi" cả đời.

“Thuốc giải” cho bệnh trì hoãn

Muốn đối phó với căn bệnh trì hoãn, cách tốt nhất là hiểu rõ nguyên nhân bản thân chần chừ, lo sợ, từ đó đưa ra phương án giải quyết.

Căn nguyên trì hoãn của mỗi người không giống nhau. Phải tự hỏi bản thân rốt cuộc mình đang sợ hãi cái gì, vì sao lại không hành động ngay lập tức mà cứ mãi trốn tránh? 

"Trì hoãn không phải là lười biếng, mà chính là sợ": 3 THUỐC GIẢI dành cho căn bệnh khiến con người lạc lối và thất bại - Ảnh 4.

1. Xác lập mục tiêu, chia nhỏ nhiệm vụ 

Mục tiêu rõ ràng và thời hạn cụ thể tạo động lực cho con người bắt tay thực hiện. Nhưng đối với người trì hoãn, quá trình này giày vò đến mỏi mệt vì thiếu đi ý chí thực hiện.

Do đó, phải rèn luyện khả năng quản lý thời gian, chia nhỏ nhiệm vụ thành nhiều giai đoạn để thực hiện, khiến mục tiêu trở nên đơn giản, trực tiếp và có tính khả quan hơn.

2. Thay đổi quan niệm nhận thức, tạo dựng cảm xúc tích cực 

Người trì hoãn thường thỏa mãn với sự an toàn và niềm vui ngắn ngủi, thậm chí còn cảm thấy kích thích khi hoàn thành mục tiêu sát thời gian dự định ban đầu. 

Do đó, phải nhận thức được cái giá đắt của trì hoãn gây ra. Tự nhắc nhở bản thân nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ gây ra hậu quả gì.

Học cách phân tích lý tính giữa lợi và hại, rèn luyện tính nhẫn nại và sự tập trung, có tầm nhìn xa trông rộng, hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ trước mắt. Hơn hết, hãy tin tưởng vào bản thân, quan trọng ở quá trình chứ không phải kết quả.

3. Hành sự dứt khoát, không cho bản thân cơ hội do dự 

Khi đã đặt ra mục tiêu hay nhận nhiệm vụ nào đó, hãy bắt tay vào thực hiện ngay. Có thể bạn sẽ cho rằng hành sự hấp tấp sẽ dẫn đến thất bại.

Nhưng bạn hãy nhận định đúng đắn vấn đề ở đây. “Thực hiện ngay” chính là bắt đầu lên kế hoạch, hình dung bản thân sẽ làm gì, chứ không phải vội vàng làm trong khi chưa có sự chuẩn bị. 

Điều quan trọng nhất là tâm thái. Một khi trong đầu nảy sinh suy nghĩ do dự, hẹn tới hẹn lui, lo sợ được mất… thì đó chính là trì hoãn.

(Nguồn: Zhihu)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm