Việt Nam hiện có khoảng 3 triệu người mắc bệnh này, trong đó không ít người vẫn chủ quan trong việc điều trị bệnh, nhất là việc tùy tiện sử dụng đơn thuốc của người bệnh khác.
Chồng chị Nguyễn Thị Thoa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị tiểu đường đã 7 năm. Hiện tại, anh vẫn đang phải điểu trị theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, gần đây chị được phát hiện có bệnh tiểu đường. Thấy vậy, chồng chị khuyên nên chị dùng thuốc theo đơn của mình. Bởi cho rằng việc dùng chung đơn có thể giảm chi phí đến BV để kiểm tra, xét nghiệm thêm.
Không chỉ chị Thoa, nhiều trường hợp khác cũng có chung ý nghĩa như vậy. Thậm chí, một số đã lấy đơn thuốc của người khác để mua thuốc tự điều trị. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường (BV Bạch Mai), việc dùng chung đơn thuốc rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Chồng chị Nguyễn Thị Thoa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị tiểu đường đã 7 năm. Hiện tại, anh vẫn đang phải điểu trị theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, gần đây chị được phát hiện có bệnh tiểu đường. Thấy vậy, chồng chị khuyên nên chị dùng thuốc theo đơn của mình. Bởi cho rằng việc dùng chung đơn có thể giảm chi phí đến BV để kiểm tra, xét nghiệm thêm.
Không chỉ chị Thoa, nhiều trường hợp khác cũng có chung ý nghĩa như vậy. Thậm chí, một số đã lấy đơn thuốc của người khác để mua thuốc tự điều trị. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường (BV Bạch Mai), việc dùng chung đơn thuốc rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân nói về sự nguy hiểm khi bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc theo đơn của người bệnh khác.