Tìm giải pháp nâng cao năng lực cho công chức Cơ quan TƯ Hội LHPNVN

11/07/2018 - 18:15
Ngày 11/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Giải pháp nâng cao năng lực cho công chức Cơ quan TƯ Hội LHPN Việt Nam". Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Trần Thị Hương dự và chủ trì Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Trần Thị Hương cho biết, Cơ quan TƯ Hội LHPNVN hiện có 171 công chức biên chế, trong đó gần 100% có trình độ đại học, trình độ sau đại học chiếm 49%, 61 lãnh đạo cấp Vụ trở lên. Cán bộ có thâm niên công tác từ 5 đến 20 năm chiếm 64,3%; cán bộ có thâm niên hơn 20 năm công tác chiếm 21%. Nhìn chung các công chức có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với công tác Hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, số cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế và có tư duy ở tầm vỹ mô chưa nhiều. Bên cạnh đó, cơ quan TƯ Hội còn thiếu các chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia về công tác phụ nữ, gia đình và trẻ em.

_mg_7781.JPG
Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Trần Thị Hương (phải) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Vũ Hoa

 

Bàn luận về các giải pháp nâng cao năng lực cho công chức cơ quan TƯ Hội LHPNVN, theo ông Trần Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cơ quan, Ban Tổ chức TƯ, cần xây dựng danh mục, bản mô tả vị trí việc làm với khung năng lực, trong đó ngoài nhóm năng lực chuyên môn đặc thù của Hội, các nhóm năng lực chung và nhóm năng lực quản lý phải cơ bản thống nhất với khung năng lực công chức của hệ thống chính trị, sao cho có điều kiện định kỳ điều chuyển, bố trí lại công tác trong các tổ chức của cơ quan nhằm tạo sự công bằng và đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm công tác, phòng chống trì trệ, tiêu cực, thuận tiện trong thiết lập các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực chung.

_mg_7775.JPG
Ông Trần Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cơ quan, Ban Tổ chức TƯ, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Vũ Hoa

Đề xuất “Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu của công chức cơ quan TƯ Hội”, đại diện Ban Chính sách - Luật pháp, TƯ Hội LHPNVN, cho rằng, cần quyết liệt đưa hoạt động nghiên cứu là một tiêu chí đánh giá cán bộ, đánh giá của thi đua của ban; có chế độ khuyến khích, đãi ngộ hợp lý, đầu tư kinh phí thích đáng, cơ chế, thủ tục thanh quyết toán phải thông thoáng để khuyến khích, động viên tính tích cực nghiên cứu, phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của mỗi người…  

Để cán bộ TƯ Hội có thể làm việc độc lập trong môi trường quốc tế có sự giao thoa giữa các nền văn hóa, đặc biệt với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng hiện nay, theo đại diện Ban Quốc tế, TƯ Hội LHPNVN, cần có các giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như rèn luyện tác phong và thái độ phù hợp của cán bộ. Song song với việc nâng cao khả năng làm việc độc lập trong môi trường quốc tế, cần lưu ý tính nhạy cảm chính trị, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Hội trong mọi giao tiếp với đối tác/bạn bè quốc tế. 

Bàn về “Vai trò của hướng dẫn kèm cặp trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan TƯ Hội”, đại diện Ban Tổ chức, TƯ Hội LHPNVN, đề xuất, việc hướng dẫn, kèm cặp cần thực hiện linh hoạt theo những cách thức khác nhau đối với nhóm cán bộ khác nhau, các cặp người hướng dẫn và người thực hiện khác nhau; Cần thực hiện chế độ theo dõi, giám sát từ phía ban tham mưu và ban chuyên môn chủ quản cán bộ để kịp thời đôn đốc và có biện pháp hỗ trợ các cặp người hướng dẫn và người được hướng dẫn hoàn thành các hoạt động theo kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các ban, đơn vị nhằm chia sẻ cách làm hay và cách khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện. 

Cũng tại Hội thảo, đại diện Công đoàn Cơ quan TƯ Hội LHPNVN đã đề xuất một số nội dung để “tạo môi trường cho cán bộ cơ quan TƯ Hội nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ” như: Quan tâm và tạo môi trường làm việc phù hợp với công chức; Sớm ban hành đề án vị trí việc làm, đổi mới công tác đánh giá công chức hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi nhiệm vụ để khen thưởng và thực hiện chế độ lương, thưởng phù hợp nhằm động viên, khích lệ những công chức sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm trong thực thi công vụ…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm