Tìm ra loại kháng sinh mới từ sữa mẹ

26/09/2017 - 07:09
Khám phá mới về sữa mẹ của các nhà khoa học tại đại học Vanderbilt (Mỹ) đang đem lại hi vọng sản xuất ra kháng sinh mới cho nhân loại.
Thời gian gần đây, nỗi lo ngại vì không tìm ra được loại thuốc kháng sinh nào mới trong khi vi khuẩn kháng thuốc đang tấn công ngày một mạnh hơn khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu đã tìm ra hi vọng mới trong nguồn thực phẩm tự nhiên nhất: sữa mẹ.

1-a.jpg
Phát hiện loại đường kháng khuẩn trong sữa mẹ.

Từ lâu, chúng ta đều đã biết rằng, ngoài việc nuôi dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh để xây dựng hệ thống miễn dịch. Và giờ đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một cơ chế mới đằng sau sự gia tăng kháng khuẩn này trong sữa mẹ.

Ngược lại với sự hiểu biết phổ biến rằng kháng khuẩn được truyền từ mẹ sang con chỉ thông qua các protein trong sữa mẹ, một nhóm từ Đại học Vanderbilt cho biết đường hoặc carbohydrate của nó cũng có tính chất bảo vệ, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhà vật lý học Steven Townseddaay cho biết: "Một trong những tính chất đáng chú ý của các hợp chất này là chúng không độc hại, không giống như hầu hết các kháng sinh khác".

Loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nổi bật nhất được gọi là Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS), có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc viêm phổi trước khi hệ miễn dịch của em bé đủ khỏe để  có sức đề kháng.

GBS có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong nhưng may mắn là hầu hết các em không bị nhiễm vi khuẩn này. Nhóm nghiên cứu muốn điều tra  rằng liệu sữa mẹ đã bảo vệ trẻ sơ sinh hay không.

duong.jpg
Trong hình trên, có thể nhìn thấy tấm màng sinh học ở bên trái - nhưng nó không thể hình thành với sự có mặt của carbohydrate (bên phải)  - Ảnh: Steven Townsend/Vanderbilt.

Townsend giải thích: "Chúng tôi tự hỏi, liệu phụ nữ mang thai có tạo ra các hợp chất có thể làm suy yếu hoặc giết chết liên cầu khuẩn, nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới hay không”.

Để tìm ra, các nhà nghiên cứu đã lấy carbohydrate từ sữa từ 5 người hiến tặng và phân lập các loại đường phức tạp từ chúng (gọi là oligosaccharides) trước khi đưa các oligosaccharides vào các liên khuẩn trong phòng thí nghiệm.

Phân tích sự tương tác dưới kính hiển vi, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy carbohydrate nói trên có thể giết cả vi khuẩn cũng như làm suy yếu hệ thống phòng vệ tự nhiên của khuẩn bằng cách ngăn ngừa việc tạo thành một màng sinh học. 

Trong một mẫu thử, đường từ sữa mẹ giết chết liên cầu khuẩn hoàn toàn. Trong một mẫu khác, chúng có hiệu quả vừa phải trong việc tiêu diệt liên cầu khuẩn. Ở ba mẫu còn lại, carbohydrate không có hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện một bộ kiểm tra khác, ra kết quả như sau: hai trường hợp đường trong sữa đã phá vỡ màng sinh học và giết chết vi khuẩn; bốn nơi màng sinh học bị phá vỡ nhưng vi khuẩn sống sót; và hai nơi vi khuẩn chết, nhưng màng sinh học vẫn tồn tại.

Đó là những thành tựu đầu tiên, và rõ ràng là cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra kết quả cuối cùng. Nếu giải quyết được vấn đề này thì sẽ dẫn đến sự khởi đầu của một loại kháng sinh mới.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho biết các dữ liệu sơ bộ cho thấy, so với các kháng sinh thông thường như penicillin và erythromycin thì đường trong sữa mẹ này có thể làm cho vi khuẩn dễ bị tổn thương hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm