• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tình yêu nghề gốm của đôi vợ chồng già

29/09/2016 - 09:59
Hơn 30 năm nên duyên vợ chồng cũng là từng ấy thời gian ông bà Trương Văn Thành (61 tuổi) và Lê Thị Hải (59 tuổi) gắn cuộc đời mình vào lò gốm - nơi nuôi dưỡng tình yêu của hai người.
Các buổi sáng, cứ đều đặn thức giấc từ 5 giờ, ông bà thường ăn uống vội vàng rồi đèo nhau đi ngược từ cầu Hoá An về làng gốm Tân Vạn (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) để bắt tay vào công việc quen thuộc: Hết đắp đất, cắt đất, nhào đất và nặn từng đồ gốm, chồng nhào đất thì vợ đi gỡ khuôn, cà lu cho bóng loáng; Công việc của họ dù có vất vả nhưng cả hai vợ chồng đều vui vẻ, hăng say với cái nghề gia truyền này.

Cô Hải cho biết: “Cái lò cũng như nhà mình rồi, đêm về nằm ngủ cũng nghĩ tới cái mùi đất, cái khuôn mới ra như thế nào. Cái nghề làm gốm nói thật là cực lắm, đàn ông làm cũng nặng nhọc mà đàn bà càng nặng nhọc hơn. Vậy mà không bỏ được. Làm riết một hồi giờ lưng ổng khòm xuống rồi, chân tôi thì cũng cong lại vì cứ đi thụt lùi suốt ngày”.

“Cái nghiệp làm gốm ở làng Tân Vạn này là cả 300 năm, tôi và bao nhiêu người đi trước cứ như được cuộc đời định hình cho cái công việc quanh năm suốt tháng phải cúi khom lưng. Vậy mà cứ hễ không làm một ngày là nhớ cái mùi đất không chịu nổi. Tôi không dám nói tiếng yêu ở đây vì tất cả đã thấm vào máu thịt của mình. Tôi thương bả rồi bả thương tôi cũng bắt đầu từ cái mùi đất mặn nồng này thôi chứ có cái gì để thương đâu”. Ông Thành tay vừa nhào đất, vừa đưa mắt nhìn vợ cười nói vui vẻ.
img_0045.JPG
 Làng gốm Tân Vạn nổi tiếng với những sản phẩm gốm chất lượng 
Bữa trưa của người thợ làm gốm thường rất đơn giản. Thường chỉ là một tô bún nhỏ hoặc 1 dĩa bánh ướt mà thôi. “Nghề này làm đòi hỏi bỏ sức ra nhiều nhưng ăn thì lúc nào cũng phải ăn in ít thôi. Vì ăn no bụng quá thì không cúi xuống được, đau bao tử chết! Tụi tui chỉ được ăn thoải mái vào bữa ăn tối” nghệ nhân Thành chia sẻ.

Ở đây, một tổ thợ lửa thường có 4 người thay phiên nhau gác lò, mỗi người canh tầm 6 tiếng. Sau khi được nặn thành hình, gốm được chuyển vào đây, nung liên tục trong bốn ngày bốn đêm, đến ngày thứ năm thì thành phẩm. Nhiệm vụ của người thợ lửa là nhóm củi để duy trì nhiệt độ cho lò. Chỉ tay vào ngọn lửa hé hé ra từ cửa thông hơi, anh Võ Thanh Sang – người có kinh nghiệm 28 năm làm nghề chụm lửa - nói: “Lửa như thế này là lửa đen, tức là vừa mới nung, sau một thời gian nữa sẽ chuyển sang màu vàng, nhưng phải đợi đến khi thành lửa trắng thì mới là lúc gốm chín. Ban đầu mới làm, nhìn ngọn lửa trong lò đau mắt đến mấy ngày, nhưng lâu dần, quen rồi, không còn thấy nhức. Bây giờ thì tôi không nhất thiết phải canh lửa từng chút nữa, có thể tự ước lượng thời gian”.
img_0052.JPG
 Nghệ nhân Thành phải luôn túc trực bên lò lửa để giữ nhiệt cho gốm
Công việc của một thợ lửa không phải là nặng nhọc so với những công đoạn khác, nhưng không ít người phải bỏ nghề vì không chịu được không khí khắc nghiệt bên trong lò nung. Do công việc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nóng nực, khói bụi nên phần lớn thợ lửa đều là nam. Cơ cực là vậy, nhưng ai đã làm rồi thì không dứt ra được, dần dà, nó ngấm vào máu mình rồi thành cái duyên cái nghiệp. Chẳng may bị bệnh, phải nằm ở nhà không được ra lò thì buồn lắm.

Đối với vợ chồng ông Thành, tình yêu của họ suốt hơn 30 năm nay đều bắt nguồn từ tình yêu vào gốm. Nhờ có nghề gốm, họ mới biết đến nhau, rồi cũng chính nghề gốm đã vun đắp cho tình yêu của hai người được bền chặt, gắn bó cùng nhau đến hết cuộc đời.

Cô Hải xúc động: “Cái nghề này giống như hơi thở của vợ chồng tôi vậy, mùi bùn đất, mùi gốm mới giúp chúng tôi yêu mến và trân quý nhau hơn dù cuộc sống còn lắm nhọc nhằn, vất vả”.
img_0046.JPG
 Dù hiện tại, cuộc sống của vợ chồng nghệ nhân Thành cũng như những người làm gốm Tân Vạn gặp nhiều khó khăn, trước nguy cơ bị xóa sổ nhưng họ vẫn luôn giữ tình yêu với nghề
Lớp trước sinh ra và gắn bó với làng gốm này. Lớp sau lớn lên đã quá quen thuộc với mùi khói tỏa ra từ các lò nung của làng gốm, rồi lấy vợ, lấy chồng, sinh còn đẻ cái cũng trên mảnh đất này. Thế hệ trước truyền nghề cho thế hệ sau. Cứ thế, làng gốm đã nuôi sống và trở thành ký ức không thể thiếu đối với mỗi người con nơi đây. Vừa chụm lửa, nghệ nhân Thành vừa đưa tay quệt những giọt mồ hôi đang chảy dài bên má, cười và kể với chúng tôi những kỷ niệm tuổi thơ bên lò gốm.

Với những người làng gốm Tân Vạn, cũng giống như vợ chồng nghệ nhân Thành. Dù công việc làm gốm có vất vả, mùa nắng thì nóng bức vô cùng, mùa mưa thì không làm được. Nhưng có lẽ, tình yêu đặc biệt về gốm, nó giống như cái duyên cái nghiệp mà những người dân không muốn rời xa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch Quốc hội, cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (10/10/1908 - 10/10/2023), Báo PNVN trân trọng giới thiệu Ký sự nhân vật "Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi".

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Trong bài phát biểu của mình sau trận đấu gặp Đội tuyển Mỹ, HLV trưởng Mai Đức Chung đã chia sẻ về cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên Quốc ca Việt Nam được vang lên ở đấu trường World Cup nữ: "Khi Quốc ca Việt Nam vang lên, cảm xúc của tôi dâng trào. Chúng tôi chưa bao giờ được đá World Cup. Nhưng bây giờ, cả thế giới đã được nghe Quốc ca Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh, hãnh diện!".

Cựu tù Côn Đảo - Rưng rưng ngày trở lại chốn "địa ngục trần gian"

Cựu tù Côn Đảo - Rưng rưng ngày trở lại chốn "địa ngục trần gian"

Những dịp trở lại Côn Đảo, gặp nhau rộn ràng, họ hát bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Cựu tù Côn Đảo - những nhân chứng sống của một thời khốc liệt đã qua. Giờ họ đang hạnh phúc giữa ánh nắng và gió mát Côn Sơn...

Đọc thêm