Việc làm của chồng khiến tôi rất hạnh phúc, cảm thấy luôn có giá trong mắt anh ấy.
Nếu không có sự khoan dung độ lượng của Đoàn thì chồng tôi sao có thể kiếm được số tiền lớn như thế?
Khoảng 1 tháng sau khi mùa mưa đến, khi rừng Trường Sơn trở nên xanh tốt cũng là lúc nhiều phụ nữ Cơ Tu ở các huyện phía Tây của tỉnh Quảng Nam rủ nhau vào rừng hái măng. Nỗi vất vả của họ được bù lại với việc có thêm khoản tiền lo cho con cái khi vào năm học mới.
Cuối tháng 6/2020, chủ 1 nhà hàng trên phố cổ (Hà Nội) tập hợp hơn 20 nhân viên lại, giãi bày những ảnh hưởng của Covid-19. Nhà hàng phải cắt giảm lao động, "mong nhân viên hiểu và nếu ổn định, sẽ tuyển lại". Chị Nguyễn Thu Hương (SN 1981, ở Q.Tây Hồ, Hà Nội) là nhân viên bưng bê, rửa bát thuê tại nhà hàng này nằm trong nhóm bị cắt giảm đầu tiên.
Còn nhớ ngày An nhập học, cả nhà, đặc biệt là mẹ cô đã vui thế nào. Mình mẹ nuôi An từ những ngày còn nhỏ xíu mới chập chững những bước đi đầu tiên. Không như những gia đình khác, chỉ tiễn con tới bến tàu, mẹ cũng xếp mấy bộ quần áo đã sờn - có cái còn vá mấy chỗ nhưng vì mẹ khéo tay nên những miếng vá nhìn không rõ - vào chiếc túi du lịch nhỏ, để ngày hôm sau cùng An lên trường nhập học.
Chăm sóc cha mẹ già yếu là đạo lý làm người. Hầu hết công việc này thường dồn lên vai phụ nữ. Nếu làm tốt thì được xem là chuyện bình thường, ngược lại sẽ nhận lấy không ít điều tiếng. Lý do là những ai không ở trong hoàn cảnh đó sẽ không thể hiểu nổi áp lực của họ phải trải qua. Nếu không có tình yêu thương chắc chắn không ai muốn nhận công việc vất vả này.
Hơn 30 năm nên duyên vợ chồng cũng là từng ấy thời gian ông bà Trương Văn Thành (61 tuổi) và Lê Thị Hải (59 tuổi) gắn cuộc đời mình vào lò gốm - nơi nuôi dưỡng tình yêu của hai người.
Ở TP.Trà Vinh, bãi rác lớn nhất thành phố được xem là “đất mưu sinh” cho hàng chục hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người đã tìm tới bãi rác để lượm nhặt ve chai, góp nhặt để bán mỗi ngày, trang trải cho cuộc sống.