TPHCM: Hàng ngàn công nhân môi trường bị nợ lương

13/07/2017 - 17:40
Nhiều công ty dịch vụ công ích hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường trên địa bàn TPHCM cho biết hiện không còn khả năng thanh toán lương cho công nhân. Việc nợ lương nhiều tháng qua khiến không ít công nhân phải đi vay nợ để trang trải cuộc sống.

Cụ thể, 230 công nhân của Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Q.Thủ Đức bị nợ lương. Lý do là vì từ chưa được 

Tương tự, Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Q.12 bị nợ tổng cộng gần 25 tỉ đồng từ năm 2013 đến nay. Dù công ty buộc phải đi vay ngân hàng 13 tỉ đồng để duy trì hoạt động nhưng vẫn nợ lương công nhân.

Không chỉ riêng quận Thủ Đức, quận 12, mà các quận Phú Nhuận, quận 9, quận 2… cũng có chung tình trạng nợ lương công hơn 3 tháng nay và không còn kinh phí để mua sắm vật tư tối thiểu phục vụ cho hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường.

Chị Thảo (trú tại phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức), công nhân vệ sinh môi trường ở quận Thủ Đức, TP.HCM, cho biết: Nửa năm nay, chị chỉ được tạm ứng 2 triệu đồng/tháng. Để đảm bảo cuộc sống cho gia đình, chị phải đi vay nợ ngân hàng. Số nợ hiện đã lên khoảng chục triệu đồng. Hàng trăm công nhân khác tại công ty này cũng rơi vào tình cảnh tương tự, đời sống vô cùng khó khăn.

2.jpg
Thu nhập không cao, điều kiện làm việc đội hại và nguy hiểm, hầu hết công nhân vệ sinh môi trường phải sống rất tằn tiện

Được biết, một công nhân có thâm niên khoảng 5 năm thì có mức lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Khoảng 70% số công nhân vệ sinh môi trường là phụ nữ, trong đó nhiều người là lao động chính của gia đình. Việc bị công ty “treo” lương, tạm ứng nhỏ giọt đã khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần. Gần đây, một số công ty có chi trả 1,5-2 trong số nhiều tháng lương đang còn nợ nhưng hầu hết mọi công nhân lĩnh lương đều không đủ trả nợ.

Theo ông Vũ Quốc Bảo, Giám đốc Công ty Dịch vụ công ích Thủ Đức, theo trình tự, công ty ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác với Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TPHCM (Citenco). Theo hợp đồng, chi phí thu gom, vận chuyển rác sẽ được Citenco thanh toán, sau đó công ty mới thanh toán lại tiền lương cho công nhân. Tuy nhiên, từ tháng 10/2016 đến nay, công ty không được thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải. Vì thế, ngoài số nợ ước tính khoảng 31 tỉ đồng, các khoản bù tiền vận chuyển rác từ năm 2014 - 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 cũng chưa được chi trả.
Công ty phải vay ngân hàng hơn 10 tỉ đồng và xoay từ nhiều nguồn khác nhưng vẫn không đủ tiền để mua nhiên liệu, sửa chữa xe và trả lương cho công nhân. Thậm chí, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, một lãnh đạo công ty đã phải thế chấp nhà riêng của mình để công ty có tiền trả lương và chăm lo tết cho công nhân.

4.jpg
Nhiệm vụ của đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường là rất nặng nề

Công ty Dịch vụ công ích Q.12 cũng cho biết, không chỉ nợ lương công nhân, công ty này còn nợ cả bảo hiểm xã hội và tiền mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân.

Trong khi đó, đại diện Citenco cho biết, vì UBND thành phố chưa phê duyệt đơn giá dịch vụ công ích chính thức nên công ty chưa được cấp kinh phí đầy đủ. Do đó chưa thể tiến hành thanh toán dứt điểm cho các công ty dịch vụ công ích quận, huyện. Đến nay vẫn chưa xác định được cụ thể thời gian nào sẽ thực hiện việc chi trả đầy đủ các khoản nợ trên.

Theo Sở Tài chính TPHCM, hàng năm ngân sách chi khoảng 1.800 tỉ đồng để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt (mỗi ngày phát sinh khoảng 8.300 tấn), trong đó chi phí xử lý tại các bãi rác tập trung gần 1.400 tỉ đồng, số còn lại chi trả dịch vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển rác...

Về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TPHCM, cho biết: UBND thành phố đã giao cho Sở TN-MT tham mưu, giải quyết rốt ráo nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho công nhân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm