Trái cây càng ngọt càng nhiều đường? 4 loại quả không ai ngờ là "vựa đường"

THÙY LINH (DỊCH TỪ SOHU) 
01/07/2022 - 18:50
Trái cây càng ngọt càng nhiều đường? 4 loại quả không ai ngờ là "vựa đường"
Nhiều loại trái cây khi ăn có vị chua lại chứa rất nhiều đường, những người có nền bệnh nên tránh.

Trái cây là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể, chưa kể hương vị đa dạng, thơm ngon, kích thích vị giác con người. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn trái cây bao nhiêu cũng được. Đối với hầu hết những người phải kiểm soát lượng đường ăn vào cơ thể, việc ăn hoa quả cũng cần tuân theo một quy tắc nghiêm ngặt. Lý do là lượng đường trong máu của nhóm người này vượt quá mức cho phép, gây bất lợi cho sức khỏe.

Hẳn nhiên, đường trong toàn bộ trái cây và rau quả không phải là đường tự do. Đường này được bao bọc bởi thành tế bào thực vật, nên sau khi con người tiêu hóa sẽ hấp thụ chậm hơn, đường vào máu mất nhiều thời gian hơn nên gánh nặng và tác hại đối với cơ thể không quá lớn. Tuy nhiên, với người có nền bệnh liên quan, vẫn nên chú ý ăn ít hoa quả có hàm lượng đường cao.

Để tránh những loại thực phẩm, trái cây nhiều đường, chúng ta thường lựa quả chua, tránh quả ngọt với lý do quả ngọt thì nhiều đường. Nhưng thực ra không phải vậy. Hàm lượng đường cao trong trái cây thực ra không đơn giản liên quan đến việc nó có vị ngọt hay không.

Quả hồng táo, một trái cây nhiều đường. (Ảnh minh họa). 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường của các loại trái cây thường được chia thành bốn loại - glucose, fructose, sucrose và tinh bột. Tỷ lệ bốn thành phần của mỗi loại trái cây là khác nhau, và độ ngọt của các loại đường khác nhau cũng có sự khác biệt.

Về độ ngọt, bốn loại trên được phân theo các cấp độ sau: fructose> sucrose> glucose> tinh bột (không có vị ngọt nào cả). Trái cây có ngọt hay không không chỉ phụ thuộc vào lượng đường trong nó là ít hay nhiều mà còn phụ thuộc vào loại đường. Ngoài ra, bên cạnh hàm lượng đường, các thành phần khác trong quả như axit (axit xitric, axit malic, axit tartaric) hoặc vị đắng... của quả sẽ làm cho quả bớt ngọt.

Các loại trái cây sau vị không quá ngọt nhưng rất nhiều đường:

Quả hồng táo (Táo tàu) 

Hồng táo được mệnh danh là "vua đường" trong số các loại trái cây, hàm lượng đường trong quả có thể lên tới khoảng 29%. Bệnh nhân cao đường huyết chỉ cần ăn nhiều hơn ba quả táo tàu tươi là có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao.

Ngay cả quả chà là đen hay chà là đỏ khô đều có hàm lượng đường trung bình hơn 20%.

Quả táo mèo 

Đây là loại quả có vị chua và hương thơm rất đặc biệt. Hàm lượng đường của quả có thể cao đến 25,1%. Đặc biệt, các lát táo mèo đã qua chế biến, sấy khô... có hàm lượng đường cao hơn quả tươi.

Thanh long

Thanh long ruột có nhiều màu: đỏ, trắng... Loại trái cây này có vị ngọt mát, ăn thơm ngon. Quả này không đặc biệt ngọt nhưng cũng chứa khoảng 11% đường, tương đương với khoảng 80% glucose. 

Chanh leo

Chanh leo được gọi là "hoàng hậu đường", cứ 100 gam chanh thì chứa 11 gam đường, thậm chí còn cao hơn cả lượng đường chứa trong nho ngọt.

Trên thực tế, loại quả chúng ta nghĩ nhiều đường lại không hẳn là dồi dào đường. Các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, đu đủ và mơ thực sự chứa ít hơn 10% đường... 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tùy vào tình trạng thể chất, bạn có thể lựa chọn loại quả mình ăn cho phù hợp. Không nên vì loại quả có đường cao mà không ăn. Quan trọng là bạn kiểm soát được tổng lượng ăn vào, trung bình mỗi ngày trong khoảng 300-350 gam đường nội sinh, lượng đó bao gồm một quả chuối lớn hoặc hai quả kiwi cỡ vừa hoặc một quả táo hoặc đào cỡ vừa... Với những quả "siêu đường" ví dụ sầu riêng, mỗi 100 gam sầu riêng  chứa khoảng 23,3 gam đường, lượng calo tương đương với lượng calo của một bát cơm nên bạn phải kiểm soát lượng ăn sao cho hợp lý.

Tác hại của đường với cơ thể ra sao?

Có hai tác hại chính do đường gây ra cho cơ thể, một là béo phì, hai là bệnh tật. Nạp quá nhiều đường kích thích thần kinh giao cảm, làm tim đập nhanh, co mạch, tăng huyết áp. Đường sẽ liên tục kích thích gan sản xuất cholesterol xấu, ức chế chức năng chuyển hóa của gan, đẩy nhanh quá trình tích trữ mỡ trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ, đồng thời làm tăng nguy cơ cao huyết áp, dẫn đến đột quỵ, tim... Nạp quá nhiều đường cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, dễ dẫn đến rối loạn insulin và gây ra bệnh tiểu đường. Quá nhiều đường trong máu sẽ phá hủy collagen khiến da kém sắc, chảy xệ, mất độ đàn hồi và nhanh lão hóa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm