Chương trình Hương vị tết xưa được tổ chức nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn phong tục, văn hóa đón Tết thông qua việc trải nghiệm các hoạt động như gói bánh chưng, làm giò truyền thống, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, làm pháo đất, múa sạp.
Trong chương trình này, các nghệ nhân dân gian sẽ hướng dẫn một số hoạt động truyền thống như nặn tò he 12 con giáp, tô vẽ tranh 12 con giáp; các trò chơi dân gian của các dân tộc như bịt mắt đập dừa, giấu khăn, ném khăn của người Khơme; Lăn bưởi của người Si La; kéo co của người Thái; đánh cây của người Mnông; đi cà kheo của người Thái, Sán Chay; chơi quay của người Hmông, người Dao...
Đặc biệt, trong ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, đến bảo tàng bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về phong tục đón Tết của người Việt xưa thông qua việc dựng cây nêu của người dân đến từ Cổ Loa (Hà Nội) và tìm hiểu thêm về một món ăn truyền thống, không thể thiếu trong ngày Tết xưa và nay, đó là món giò lụạ.
Trong chương trình này, các nghệ nhân dân gian sẽ hướng dẫn một số hoạt động truyền thống như nặn tò he 12 con giáp, tô vẽ tranh 12 con giáp; các trò chơi dân gian của các dân tộc như bịt mắt đập dừa, giấu khăn, ném khăn của người Khơme; Lăn bưởi của người Si La; kéo co của người Thái; đánh cây của người Mnông; đi cà kheo của người Thái, Sán Chay; chơi quay của người Hmông, người Dao...
Đặc biệt, trong ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, đến bảo tàng bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về phong tục đón Tết của người Việt xưa thông qua việc dựng cây nêu của người dân đến từ Cổ Loa (Hà Nội) và tìm hiểu thêm về một món ăn truyền thống, không thể thiếu trong ngày Tết xưa và nay, đó là món giò lụạ.
Hoạt động giã giò truyền thống được tổ chức ngay trong khuôn viên bảo tàng, với những miếng thịt lợn tươi ngon được giã trong cối cho đến khi thịt chảy, mượt mới bắt đầu cho nước mắm vào thúc cho đều trước khi vét ra gói. Tham gia hoạt động này bạn sẽ được các nghệ nhân chia sẻ kinh nghiệm để nhận biết khi nào thịt nhuyễn, mịn, trắng quánh, ngấm đều nước mắm, không mặn, không nhạt. Sau đó, bạn được thực hiện thao tác gói giò bằng lá chuối buộc lạt chặt, và hấp thành những khoanh giò tươi ngon nhất.
Chương trình diễn ra vào ngày ngày 23 tháng Chạp (8/2), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội.