pnvnonline@phunuvietnam.vn
Trẻ 4 tuổi hay sinh viên đại học thông minh hơn?
Ảnh minh họa
Ai thông minh hơn? Đứa trẻ 4 tuổi hay sinh viên đại học?
Liệu câu trả lời trong đầu bạn có phù hợp với kết quả thí nghiệm của vị giáo sư nổi tiếng tại Khoa Tâm lý học không?
01
Một nghiên cứu của vị giáo sư khoa tâm lý tại trường Đại học Berkeley (Mỹ) đã chỉ ra rằng trong một số công việc đòi hỏi tư duy linh hoạt, trẻ em thông minh hơn sinh viên đại học.
Sinh viên đại học sẽ vô tình bị hạn chế bởi một số kinh nghiệm sẵn có. Khi các quy tắc mới được đặt ra, đầu óc của họ không thể xoay chuyển. Trẻ em thì khác, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng có thể tiếp nhận các quy tắc mới rất nhanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
02
Tò mò là một trong những bí quyết tuyệt vời để duy trì sự linh hoạt và cởi mở ở trẻ. Mọi bậc cha mẹ đều mong muốn con cái lớn lên thông minh, thành đạt hơn mình. Nhưng làm thế nào để bảo vệ sự tò mò của trẻ ngay cả khi đã lớn?
Nói về điều này, Tiến sĩ Ngụy Khôn Lâm, giám khảo của chương trình "Siêu trí tuệ Trung Quốc" đưa ra 3 gợi ý:
- Thứ nhất: Cố gắng khuyến khích trẻ khám phá và tò mò: Miễn là không quá nguy hiểm, cha mẹ hãy cố gắng khuyến khích trẻ tò mò và học hỏi.
Điều trẻ tò mò thường là những kiến thức mới mẻ, tự nhiên hơn là những kiến thức trừu tượng trong sách giáo khoa, đây chính là hình thức học tập kích thích trẻ nhất trong giai đoạn đầu.
Cha mẹ có thể đưa con đến viện bảo tàng, thiên nhiên hoặc thậm chí là một sân chơi mới. Những kích thích mới mẻ từ cuộc sống này là thứ dễ kích thích trí tò mò của trẻ nhất, và về cơ bản chúng đang kết nối khả năng tích hợp thông tin của trẻ.
- Thứ 2: Sử dụng những vật nhỏ quen thuộc ở nhà để trẻ khám phá.
Ví dụ, cha mẹ cùng con đóng một chiếc thuyền đồ chơi, nhưng con phải tìm tất cả các bộ phận nhỏ để tự đóng chiếc thuyền. Hãy dạy con sử dụng các vật liệu nhỏ sẵn có ở nhà, chẳng hạn như hộp rỗng làm cabin, ống hút làm cột buồm,...
Ngoài ra, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tìm ra những nét mới của đồ vật quen thuộc, để trẻ dễ dàng nhận ra đồ vật thông thường không chỉ có một mục đích, một công dụng mà có thể linh hoạt sáng tạo nên những đồ vật mới.
Thứ 3: Đừng tùy tiện đưa ra những nhận xét tiêu cực về kết quả khám phá và quan sát của trẻ
Ví dụ, cha mẹ đưa con đi leo núi. Sau một ngày leo núi, hãy hỏi trẻ: “Hôm nay con tìm thấy gì trên núi?” Trẻ nói: “Con thấy trên núi lạnh hơn dưới đáy rất nhiều!".
Câu trả lời này có thể khác với những gì bạn mong đợi, bởi theo bạn, trải nghiệm độc đáo nhất phải là phong cảnh của ngọn núi này. Về phần trên núi có lạnh hay không, đây là phát hiện gì?
Nhưng cha mẹ không thể vì điều này mà can thiệp vào phán đoán của trẻ, chỉ cần nói: “Trên núi tất nhiên lạnh hơn ở dưới, điều đó có gì đặc biệt?” Lúc này, bạn nên khẳng định cảm nhận của trẻ trước, sau đó hướng dẫn trẻ: "Đúng vậy, trên núi lạnh hơn nhiều. Nhìn kìa! Con có thấy thác nước trên đường đi đẹp không, và màu sắc của lá cây như thế nào!".
Bằng cách này, suy nghĩ của trẻ sẽ được cha mẹ hướng dẫn một cách tự nhiên. Khi những điều mới mẻ đến với trẻ trong tương lai, chúng sẽ có khả năng tiếp nhận ở nhiều góc độ tư duy hơn.
Vì đó là sự khám phá của trẻ nên cha mẹ đừng tùy ý phủ nhận. Hãy để trẻ dẫn đầu, để trẻ tích hợp thông tin và hình thành phán đoán của riêng mình.
Sau đó, khi trẻ đã có thể tự hình thành phán đoán, cha mẹ có thể đóng vai trò khác, chỉ cho trẻ một số thông tin mới và hướng dẫn trẻ chú ý đến những thông tin không nhìn thấy hoặc bỏ sót.