Trẻ đã khỏi Covid-19 có nên tiêm vaccine ngừa bệnh này?

Linh Trần
25/12/2021 - 23:26
Trẻ đã khỏi Covid-19 có nên tiêm vaccine ngừa bệnh này?

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em

Chích ngừa là cách hình thành khả năng miễn dịch an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với việc bị nhiễm virus và mắc bệnh Covid-19", CDC Hoa Kỳ khuyến cáo.

Còn theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đang được Bộ Y tế triển khai trên toàn quốc. 

Theo ông Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi là cần thiết vì giúp phòng bệnh cho trẻ. Đối với những trẻ đã nhiễm Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine ngừa Covid-19. Bởi lẽ, các nghiên cứu cho thấy, sau tiêm vaccine cho các đối tượng này thì kháng thể trong cơ thể có thể đạt tới nồng độ hiệu quả chống lại Covid-19.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đối với trẻ em, những trẻ từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh vẫn sẽ được tiêm chủng trong đợt này mà không cần phải đợi 6 tháng sau khi đã khỏi bệnh. 

"Một nghiên cứu của Mỹ hồi tháng 10/2021 đã phát hiện ra rằng, miễn dịch do vaccine Covid-19 tạo ra mạnh hơn nhiều so với miễn dịch được sinh ra từ việc nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên ở những người chưa được tiêm chủng. Nghiên cứu cũng cho thấy những người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 nhưng không tiêm vaccine có khả năng tái nhiễm cao gấp 5 lần so với những người tiêm vaccine đầy đủ", bác sĩ Chính thông tin.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, ngay cả khi trẻ từng nhiễm Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine ngừa Covid-19. Bởi lẽ, vaccine sẽ giúp cơ thể tăng mức độ bảo vệ khỏi bệnh tật và khả năng tái nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, vaccine bảo vệ trẻ tốt hơn trước các biến thể của virus này. Điều này cũng có nghĩa là vaccine đem lại khả năng miễn dịch lâu dài hơn so với miễn dịch tự nhiên, hay miễn dịch do đã mắc bệnh. "

Trẻ đã khỏi Covid-19 có nên tiêm vaccine ngừa bệnh này?

Xem xét tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Theo Bộ Y tế, tính tới hết ngày 12/12/2021, cả nước đã tiêm được 132.873.501 liều vaccine ngừa Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 là 74.907.297 liều, tiêm mũi 2 là 57.966.204 liều. Riêng đối tượng là trẻ em 12-17 tuổi, tới hết ngày 12/12, có hơn 7 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm. Trong đó có gần 6 triệu liều mũi 1 và hơn 1,3 triệu liều mũi 2.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn để triển khai tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi. Hiện tất cả các địa phương trong cả nước đang tiến hành triển khai tiêm cho các đối tượng này. Ngoài ra, Bộ Y tế đang xem xét kế hoạch bao gồm lựa chọn vaccine theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhà sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ 5-11 tuổi.

Liên quan đến vấn đề tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, ngày 8/12, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 327/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vaccine, thuốc điều trị Covid-19. Theo đó, Thủ tướng giao Ban cán sự Đảng Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để sớm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án tiêm (mũi 1 và 2) cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Trong đó, thể hiện rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, giải pháp trên cơ sở khoa học, diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt để rà soát kỹ lưỡng đề xuất cấp có thẩm quyền kế hoạch mua vaccine năm 2022, đặc biệt là vaccine cho trẻ em cần phải ký được hợp đồng trong tháng 12/2021.

Những trẻ không nên tiêm vaccine Pfizer ngừa Covid-19

- Trẻ đã gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm liều đầu tiên của vaccine.

- Trẻ đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine này.

- Phụ huynh hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm nếu trẻ đã có phản ứng dị ứng tức thì với liều đầu tiên của vaccine ngừa Covid-19; hoặc có phản ứng dị ứng với một loại vaccine khác hay liệu pháp tiêm cho một bệnh khác, ngay cả khi phản ứng đó không nghiêm trọng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm