Triển khai Chiến dịch truyền thông Khu Dự trữ sinh quyển và Hành trình không rác thải

An Khê
16/06/2023 - 23:11
Triển khai Chiến dịch truyền thông Khu Dự trữ sinh quyển và Hành trình không rác thải

Các bạn trẻ tham gia bảo vệ môi trường tại Tiền Giang - Ảnh: Xanh Việt Nam

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), tại Việt Nam khoảng 730.000 tấn rác thải, phần lớn có nguồn gốc từ đất liền, đổ ra đại dương hàng năm (UNEP 2020).

Các số liệu thống kê cho thấy thực trạng đáng báo động khi lượng rác thải nhựa thải ra đại dương có thể tăng gần gấp 3 lần từ 9 đến 14 triệu tấn hàng năm từ 2016 lên đến 23-37 triệu tấn hàng năm vào năm 2040 (UNEP 2021) nếu không có các can thiệp cần thiết và kịp thời. Chỉ riêng tại Việt Nam, khối lượng rác thải sinh hoạt cũng đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội.

Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) là những vùng sinh thái trên cạn hoặc thủy vực, hoặc kết hợp cả hai, được quốc tế công nhận trong khuôn khổ của "Chương trình Con người và Sinh quyển" của UNESCO.

Khu DTSQ có vai trò thúc đẩy các giải pháp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý, phát triển bền vững. Việt Nam hiện có 11 Khu DTSQ được UNESCO công nhận từ năm 2000, với diện tích khoảng 4.652.195 ha (chiếm khoảng 14,5 % diện tích cả nước).

Hơn bao giờ hết, các khu DTSQ, đặc biệt là các Khu DTSQ ven biển đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa và rác thải đại dương do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số nhanh chóng.

Triển khai Chiến dịch truyền thông Khu Dự trữ sinh quyển và Hành trình không rác thải - Ảnh 2.

Nhiều nghệ sĩ, KOLs, nhà khoa học tại Việt Nam chung tay lan tỏa chiến dịch

Với ưu tiên chiến lược tại Việt Nam trong hỗ trợ bảo tồn các hệ thái biển và phát triển bền vững các Khu DTSQ được công nhận, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa", UNESCO tại Việt Nam triển khai chiến dịch truyền thông "Khu dự trữ sinh quyển và Hành trình KHÔNG rác thải" trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Thực hành lối sống xanh theo quy tắc 5R: Reduce – là việc hạn chế/giảm tải, Reuse – Tái sử dụng, Recycle – Tái chế, Refuse – Từ chối và cuối cùng là Rethink – Suy nghĩ lại.

Chiến dịch truyền thông được kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức hướng tới sự thay đổi hành vi trong lĩnh vực thu gom-phân loại- xử lý- suy nghĩ lại- từ chối-giảm thiểu- tái sử dụng và tái chế rác thải rắn và nhựa (5R) cho mục tiêu Tương lai không rác thải nhựa tại các Khu DTSQ được UNESCO công nhận; tăng cường quản l‎ý chất thải nhựa/chất thải đại dương tại các Khu DTSQ nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, bao gồm các giải pháp nền tảng xử lý rác thải thực hiện bởi cộng đồng; huy động nỗ lực chung tay từ các bên liên quan trong quản lý các vấn đề rác thải/chất thải đại dương.

Chiến dịch truyền thông "Khu dự trữ sinh quyển và Hành trình KHÔNG rác thải" bao gồm một chuỗi các hoạt động đa dạng, nhằm thông qua chiến dịch, cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ có thêm hiểu biết về DTSQ và những câu chuyện thú vị việc giảm thiểu rác thải nhựa tại cộng đồng, mô hình 5R về quản lý chất thải, đồng thời tự do thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình và cùng nhau thực hiện những hành động tích cực về quản l‎ý rác thải nhựa.

Chiến dịch "Khu dự trữ sinh quyển và Hành trình KHÔNG rác thải" nằm trong khuôn khổ Sáng kiến "Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh" do UNESCO thực hiện.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm