Tuyên bố chung của 8 nước 'quan ngại về tiếp thị sữa công thức tràn lan'

26/07/2018 - 12:12
“Chúng tôi vô cùng quan ngại về việc tiếp thị sữa công thức vẫn còn tràn lan và là thách thức trong việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ". Đây là một trong những nội dung được nêu trong Tuyên bố chung của 8 nước khu vực Tây Thái Bình Dương về đẩy mạnh tiến độ chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm vừa tổ chức tại Đà Nẵng.
Ngày 25/7/2018, Chủ tịch Diễn đàn Cấp cao khu vực Tây Thái Bình Dương về đẩy mạnh tiến độ chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đã ra tuyên bố chung.
Trước đó, từ ngày 16-17/8/2017, Diễn đàn cấp cao của khu vực Tây Thái Bình Dương về đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (CSSSTYS) được tổ chức tại Đà Nẵng. Diễn dàn có sự tham dự của các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Papua New Guinea, Philippines, quần đảo Solomon và Việt Nam.
Sau diễn đàn, các nước xây dựng tuyên bố chung về đẩy mạnh tiến độ CSSSTYS. Ngày 25/7, Chủ tịch Diễn đàn Cấp cao về đẩy mạnh tiến độ  CSSSTYS ra tuyên bố chung, gồm 16 điểm. Cụ thể:
1- Diễn đàn cấp cao của khu vực Tây Thái Dình Dương về đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (CSSSTYS) diễn ra vào ngày 16-17 tháng 8 năm 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam do Thứ Trưởng Bộ Y tế Việt Nam, GS. Nguyễn Việt Tiến chủ trì với sự hỗ trợ của Thứ Trưởng Bộ Y Tế Philippines, ông Herminigildo V.Valle. Cùng tham gia diễn đàn có các Thứ trưởng Y tế, Trợ lý Bộ trưởng và đại diện của các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Papua New Guinea, Philippines, quần đảo Solomon và Việt Nam.
2- Chúng tôi, Thứ trưởng, Trợ lý Bộ Trưởng và đại diện (tám quốc gia) đã có những thảo luận tích cực và hiệu quả thông qua việc trao đổi kinh nghiệm đẩy mạnh CSSSTYS kể từ cuộc họp định kì hai năm lần trước vào- năm 2015.

 3- Chúng tôi khẳng định rằng cần đảm bảo môi trường kinh tế chính trị xã hội tạo điều kiện cho sự khởi đầu khỏe mạnh cho mọi trẻ sơ sinh và làm mẹ an toàn để đạt được mục tiêu về Bao phủ Y tế toàn dân (UHC) và nguyên tắc không bỏ ai lại phía sau của Mục tiêu Phát triển Bền Vững (SDG).

4- Chúng tôi nhận thấy các hậu quả về sức khỏe, kinh tế, xã hội do tử vong và bệnh tật trong thai kỳ và sau sinh ở phụ nữ trong giai đoạn đầu của cuộc đời và những đứa con của của họ. Nó tạo ra gánh nặng lớn, đặc biệt ở các nước thu nhập trung bình thấp và thấp, và đòi hỏi có những hành động thống nhất khẩn cấp ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Chúng tôi nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư lớn vào CSSSTYS sẽ có tác động mạnh đến sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ, trẻ sơ sinh và xã hội.
5- Chúng tôi nhắc lại sự cần thiết phải nhanh chóng hành động theo Chiến lược Toàn cầu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Sức khỏe phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên giai đoạn 2016-2030; Kế hoạch hành động vì mọi trẻ sơ sinh (2014); Nghị quyết 64.R13 của Đại hội đồng Y tế Thế giới Chung tay giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và chu sinh (2011) và Kế hoạch hành động vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở khu vực Tây Thái bình dương (giai đoạn 2014-2020).
6- Chúng tôi tự hào về những tiến bộ đáng kể tại các nước trong khu vực, với hơn 30.000 cán bộ y tế từ 2.500 cơ sở y tế hiện đang tham gia và những cải thiện đáng kể về chất lượng chăm sóc do họ cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận nhu cầu nhân rộng phạm vi bao phủ của CSSSTYS nhằm đạt mức bao phủ bà mẹ và trẻ sơ sinh gấp 5 lần nữa.
7- Chúng tôi ghi nhận sự hài lòng trong việc thực hiện các hành động khuyến nghị của Cuộc họp hai năm lần thứ nhất về đẩy mạnh CSSSSTY được tổ chức tại Tokyo vào năm 2015.
8- Chúng tôi nêu bật những thách thức trong việc nhân rộng CSSSTYS do những thực hành lạc hậu của các nhà cung cấp dịch vụ y tế; qui chuẩn kiểm định và cơ chế cải tiến chất lượng còn yếu; các quy định còn yếu và/hoặc không có quy định về xung đột lợi ích; thiếu thông tin có chất lượng từ hệ thống thông tin y tế quốc gia và khu vực để hướng dẫn xây dựng chính sách và đưa ra quyết định lâm sàng; và không đủ nguồn lực.
8- Chúng tôi vô cùng quan ngại về việc tiếp thị sữa công thức vẫn còn tràn lan và là thách thức trong việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng tôi tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của chúng tôi về Quy định quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ, Sáng kiến Bệnh viện bạn hữu Bà mẹ - Trẻ em và các Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới.
img20160929170616721.jpg
Các nước cam kết tiếp tục nỗ lực cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho tất cả bà mẹ và trẻ sơ sinh

10- Chúng tôi lưu ý thêm rằng những thực hành có hại như nhập viện một cách không cần thiết vào các khoa chăm sóc sơ sinh và các thủ thuật y tế không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, tàn tật lâu dài hoặc tử vong đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

11- Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng trong xác định và loại bỏ các mâu thuẫn lợi ích ở các cấp của hệ thống y tế dẫn đến nuôi dưỡng trẻ chưa đúng; nhập viện không cần thiết; các thủ thuật y tế; và những thực hành có hại.
12- Chúng tôi cam kết tiếp tục nỗ lực cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho tất cả bà mẹ và trẻ sơ sinh bằng cách nâng cao nhận thức và hiểu biết về các tiêu chuẩn chăm sóc hợp lý; tăng cường hợp tác đa ngành để xác định các vấn đề tiềm ẩn,  thực hiện các hành động bền vững và thay đổi hệ thống nhằmmang lại lợi ích cho phụ nữ và trẻ sơ sinh, phù hợp với các kế hoạch hành động và chính sách quốc gia về CSSSTYS; thực thi luật pháp và các quy định ngăn ngừa xung đột lợi ích và các thực hành y tế có hại và không cần thiết; hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cũng như theo dõi tiến độ của các kế hoạch hành động quốc gia về CSSSTYS.
13-  Chúng tôi nhắc lại cam kết xây dựng một hệ thống y tế vững chắc, phù hợp với các chiến lược quốc gia để đạt được mục tiêu SDG, đặc biệt là bao phủ y tế toàn dân; và tăng cường năng lực quốc gia trong nhân rộng CSSSTYS bằng cách củng cố các nỗ lực đa ngành để hỗ trợ cho các kế hoạch hành động quốc gia về CSSSTYS.
14- Chúng tôi tái khẳng định cam kết phối hợp thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực để tăng cường năng lực giám sát, đáp ứng và nghiên cứu phát triển của khu vực nhằm thực hiện CSSSTYS trong mọi cuộc đẻ theo hướng bao phủ y tế toàn dân trong khu vực.
15- Chúng tôi đề nghị Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), thông qua ban thư ký, hỗ trợ mạng lưới CSSSSTY nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm và cho phép các trao đổi như các chuyến tham quan học tập.
16-  Chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ tiếp tục của WHO/UNICEF và các đối tác phát triển và đề nghị tiếp tục hỗ trợ các nước trong khu vực thúc đẩy thực hiện và nhân rộng các sáng kiến CSSSTYS. 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm